Hotline 24/7
08983-08983

Cách sơ cứu vết phỏng tại nhà cho trẻ và những sai lầm cần tránh

Việc sơ cứu ban đầu khi trẻ bị phỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp vết thương không nặng thêm và tránh nhiễm trùng. Trong bài viết dưới đây, BS Trương Hữu Khanh sẻ cung cấp một số lưu ý khi trẻ không may bị phỏng.

1. Phỏng cồn thường xảy ra trong độ tuổi và tình huống nào?

Phỏng cồn là một tai nạn thường gặp ở trẻ em. Xin hỏi BS thường thấy tai nạn này xảy ra ở trẻ trong độ tuổi nào là phổ biến nhất ạ? Trẻ thường gặp tai nạn phỏng cồn trong những tình huống hay sinh hoạt nào trong đời sống, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Phỏng cồn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, các tình huống thường gặp là:

- Trẻ táy máy khi sinh hoạt cùng gia đình cầm, nắm vào hoặc trẻ chưa hiểu biết cồn có thể cháy nên dễ bị phỏng.

- Tình huống nhiều nhất là châm cồn vào lửa gây cháy.

- Khi người xung quanh sử dụng cồn trẻ bò đến nên bị phỏng.

- Người lớn sử dụng cồn bị cháy nên hoảng và quăng ra trúng người trẻ.

2. Phỏng cồn ở trẻ em có những mức độ nào và biểu hiện ra sao?

Phỏng cồn ở trẻ em có những mức độ nào? Mỗi mức độ sẽ được biểu hiện ra sao, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Phỏng sẽ chia thành nhiều mức độ khác nhau. Phỏng cồn cũng giống với các chất gây phỏng khác nhưng có thể phỏng nhiều vùng cho cồn chảy làm lan phỏng.

Các cách chia để tiên lượng:

- Phỏng cồn chia thành độ 1, 2, 3, 4. Độ 1 sẽ không có và hiếm khi phỏng ở mức độ 2 mà sẽ phỏng ở mức độ 3, vì cồn cháy trên da.

- Tùy vào mức độ phỏng thể chia theo phần trăm. Càng nhiều phần trăm thì diện tích phỏng càng nhiều và càng nặng hơn.

- Tùy vào vị trí phỏng nếu phỏng ở vùng bàn tay có thể làm dính bàn tay và phỏng ở vùng mặt sẽ xấu hơn.

3. Phỏng cồn nguy hiểm như thế nào?

Phỏng cồn nguy hiểm như thế nào? Điều gì có thể xảy ra nếu phỏng cồn không được xử trí kịp thời, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Phỏng cồn cũng giống với các chất gây phỏng khác sẽ nguy hiểm nếu phỏng quá nhiều, làm trẻ mất nước. Tuy nhiên đa số các trường hợp phỏng rất ít khi cho trẻ ở nhà mà sẽ đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

4. Các nguyên tắc sơ cứu phỏng cồn cần lưu ý?

Nhiều người khi gặp ngọn lửa bùng lên với cồn trên người trẻ đều hoảng loạn nên vung sang các vị trí lân cận khiến ngọn lửa lan rộng.

- Xin hỏi BS, khi xảy ra tình huống này, các nguyên tắc sơ cứu nào chúng ta cần lưu ý?

- Dập lửa trên người trẻ lúc này bằng biện pháp nào là an toàn nhất ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Các nguyên tắc sơ sơ cứu:

- Nhìn chung chúng ta phải bình tĩnh.

- Không nên để gần hoặc quăng chai cồn đang chế vào vùng cháy.

- Nên dùng vải dày dập tắt cồn, không lấy nước dội vì khi dội nước sẽ làm lan cồn.

- Phỏng cồn lan ra các vật khác sẽ nguy hiểm, nếu không thì cồn khi cháy hết sẽ tự tắt.

- Để dập lửa sẽ dùng khăn dày gom lại, bịt lại khi lửa thiếu oxi sẽ hết.

5. Nên xử trí ra sao khi bị phỏng cồn để tránh bắt cháy?

Trẻ bị phỏng cồn, bắt cháy quần áo dính chặt và đã gây tổn thương vào da.

- Trong tình huống này, chúng ta có nên cởi bỏ quần áo ngay lập tức, hay sẽ xử trí ra sao ạ?

- Những vật dụng nào trên người trẻ phải được gỡ bỏ ngay lập tức khi bị phỏng cồn để tránh bắt cháy thêm ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời:

- Quần áo nếu cởi được thì có thể cởi.

- Quan trọng nhất là phải rửa nước sạch sau khi phỏng thật nhiều.

- Không nên tùy tiện bôi bất cứ gì lên vết phỏng.

6. Sơ cứu vết phỏng tại nhà cho trẻ như thế nào?

Để giảm những tổn thương vùng bỏng, ngay tại nhà chúng ta nên sơ cứu ngay cho trẻ như thế nào ạ?

- Có nên ngâm nước không? Nếu ngâm nước thì nước lạnh - nước mát sẽ tốt nhất? Có nên cho đá vào nước để giảm nhiệt độ vùng da bị phỏng nhanh chóng?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Không cần thiết phải chọn loại nước đặc biệt nào vì trong lúc đó có thể không tìm được nước đá. Chỉ cần rửa nước sạch thường xuyên, nhiều lần, thời gian kéo dài vết phỏng sẽ giảm nhiệt. Nếu rửa bằng nước không sạch sẽ nhiễm vào vết phỏng.

7. Sau khi xử trí vết phỏng bằng nước có cần đến bệnh viện không?

Sau khi xử trí bằng nước, chúng ta nên bảo vệ vùng da bị phỏng của trẻ như thế nào trong quá trình đi đến bệnh viện để tránh nhiễm trùng ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Nếu vết phỏng không lan rộng và vùng đó không làm da dính lại chúng ta có thể xử lý tại nhà. Ở nhà có rất nhiều loại chất để bôi vào vùng phỏng, có thể sử dụng dầu mù u hoặc các loại chuyên bôi phỏng có chất bạc.

Nếu đi bệnh viện thì không cần thiết phải bôi chất gì lên đó chỉ cần rửa nhiều nước, khi đến bệnh viện bác sĩ sẽ quyết định. Tùy vào vùng phỏng như thế nào mà sẽ băng lại hay để hở, nhập viện theo dõi, thay băng mỗi ngày để tránh dính, tránh sẹo.

Khi trẻ phỏng quá nhiều sẽ mất nước và dễ nhiễm trùng hơn nên phải nhập viện. Ngoài ra không phải em bé nào bị phỏng cũng cần đến bệnh viện, tùy vào vết phỏng và vùng phỏng.

8. Những sai lầm nào khi sơ cứu phỏng cho trẻ thường xảy ra?

Những sai lầm khi sơ cứu phỏng cho trẻ tại nhà mà các bậc phụ huynh cần lưu ý là gì, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời:

- Sai lầm nhiều nhất là bôi những loại không nên bôi lên vết phỏng như kem đánh răng, nước mắm.

- Đắp một số loại gần đó nhưng không sạch.

- Không tập trung rửa nước nhiều cho vết phỏng mà chỉ ôm trẻ hoặc chà xát vào vết phỏng.

- Phỏng ở cấp độ 2 có bóng nước nếu chọc bóng nước đó ra sẽ không nên và gây mất nước thêm.

9. Có nên bôi kem dánh răng, nước mắm lên vết phỏng?

Nhiều người có thói quen bôi dầu, mỡ, kem dánh răng, rượu, muối, bùn hay thậm chí là nước mắm vì tin rằng điều này sẽ giảm tổn thương do vết bỏng gây ra. Quan điểm của BS về vấn đề này như thế nào ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi bị bỏng quan trọng đầu tiên là nước để nhiệt độ được giảm nhanh chứ không phải là bôi thuốc. Nên rửa nước thật lâu khoảng 10 - 15 phút để giảm hết nhiệt độ và tùy theo sang thương trên da mà giải quyết.

Sang thương da ở vết bỏng nếu có tổn thương rất dễ nhiễm trùng vì vậy khi bôi những loại không sạch, sẽ không có lợi mà gây hại hơn.

- Nước mắm có rất nhiều đạm, muối sẽ gây nhiễm trùng thêm.

- Kem đánh răng không có chất gì trong đó nên không hiệu quả, cảm giác mát của kem đánh răng rất nguy hiểm.

Hiện nay có rất nhiều kem bôi phỏng có hiệu quả nếu không biết có thể đến bệnh viện.

10. Chăm sóc vết phỏng tại nhà cho trẻ thế nào và khi nào cần đến bệnh viện?

Sau khi được điều trị tại bệnh viện, với những trường hợp nhẹ sẽ được theo dõi, chăm sóc tại nhà. Xin nhờ BS tư vấn thêm:

- Chăm sóc, thay băng, vệ sinh vùng da bị phỏng cho trẻ như thế nào để nhanh lành, tránh mưng mủ, nhiễm trùng?

- Những dấu hiệu nào cho thấy trẻ cần quay lại bệnh viện?

- Khi vết thương lên da non gây ngứa, trong trường hợp này có thể bôi kem gì cho trẻ để tránh tình trạng khó chịu này không thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Cách chăm sóc vết phỏng:

- Vết bỏng nhẹ có thể rửa và thay băng tại nhà.

- Nếu không bỏng đến mức phải băng lại thì không nên băng. Vì khi thay băng phải kỹ nếu không lột ra sẽ rất đau. Nên đến bệnh viện hoặc trạm y tế để thay băng.

- Vẫn có thể để hở và bôi thuốc phỏng.

- Khoảng 5 - 10 ngày sẽ lành nếu vết phỏng hóa mủ là do chăm sóc không tốt. Lúc này phải đến bệnh viện ngay để bệnh viện chăm sóc tốt hơn, thậm chí sử dụng kháng sinh hoặc xem chất bôi phỏng có đúng và hiệu quả hay không.

Các dấu hiệu phải đến bệnh viện ngay:

- Vết phỏng hóa mủ.

- Cảm giác vết phỏng dính, làm hạn chế các khớp.

Nếu trẻ khó chịu, ngứa vẫn tiếp tục bôi kem lúc đầu. Nên cắt móng tay và dặn trẻ hạn chế gãi vì khi gãi sẽ trầy xước và dễ nhiễm trùng hơn.

11. Cần lưu ý gì để phòng ngừa phỏng cồn ở trẻ?

Để phòng ngừa tai nạn phỏng cồn ở trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý gì ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Phỏng có thể xảy ra ở tất cả mọi người đặc biệt là trẻ con.

- Nên cẩn thận hơn để mắt đến trẻ, khi làm bất kỳ việc gì liên quan đến lửa phải nghĩ ngay đến phỏng nếu trẻ ở gần đó.

- Đôi khi không biết cồn đang cháy, nghĩ rằng đã tắt (hết cồn) nên chế cồn vào thêm. Chắc chắn lửa sẽ bắt vào cồn và nếu giật mình sẽ làm văng tung tóe, đặc biệt cồn là lạng lỏng nên đi đến đâu sẽ cháy đến đó.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X