Hotline 24/7
08983-08983

Biến thể phụ JN.1 vừa phát hiện tại TPHCM có tạo nên làn sóng COVID-19 mới?

Việt Nam ghi nhận xuất hiện biến thể JN.1 của COVID-19. Vậy, chúng ta cần làm gì để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, tránh tình trạng dịch bệnh quay trở lại.

1. Nguyên nhân nào dẫn đến số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng?

Trong khi đó, số ca nhập viện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới do COVID-19 có xu hướng gia tăng dần trong 6 tuần gần đây.

- Số ca gia tăng như vậy có đáng lo, thưa BS? Những nguyên nhân nào dẫn đến sự gia tăng như vậy ạ?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Nếu là nhóm người thường xuyên mắc bệnh hô hấp nhập viện là hiện tượng bình thường. Vì trong tất cả các bệnh hô hấp đều có trường hợp đặc biệt nhập viện, không riêng COVID-19. COVID-19 hiện nay là virus ngườu nên đến đợt số ca mắc và nhập viện sẽ gia tăng.

2. Biến thể phụ JN.1 được WHO xếp vào nhóm “biến thể đáng quan tâm”, vậy có nguy hiểm không?

Biến thể phụ JN.1 được WHO xếp vào nhóm “biến thể đáng quan tâm”. Điều này có nghĩa là sao, thưa BS?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Tổ chức Y tế Thế giới chia thành nhiều bậc, trong đó “đáng quan tâm” là bậc thấp nhất, nên theo dõi. Trước đây cũng đó nhiều biến thể “đáng quan tâm” sau đó lắng xuống. Hiện tượng này rất giống với các biến thể trước, khi bắt đầu có trên thế giới chúng ta trông chờ xuất hiện ở Việt Nam. Đến khi xuất hiện ở Việt Nam sẽ lo lắng nhưng vẫn trở về bình thường vì đây là virus người.

3. Thời điểm cận kề Tết, mật độ giao thương đi lại đông đúc, liệu chúng ta có đối diện với làn sóng dịch mới?

“Hậu duệ” của Omicron xuất hiện tại TPHCM trong khi số ca gia tăng dấy lên mối lo ngại, bởi đây là biến thể phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế.

- Thời điểm cận kề Tết, mật độ giao thương đi lại đông đúc. Liệu chúng ta có đối diện với làn sóng dịch mới, có “gieo rắc” virus cùng với sự di chuyển liên tục từ nơi này qua nơi khác?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Khi xuất hiện virus vô cùng mới với con người mới được xem là quan trọng. Đây là virus Omicron, không cần Tết cũng có thể lây khắp nơi vì mức độ di chuyển thông thường đã có thể lây bệnh, kể cả khi chúng ta ở nhà và đeo khẩu trang.

Thông tin tỷ lệ nhập viện và số ca tử vong cao hơn chưa được xác định vì Tổ chức Y tế Thế giới chỉ cho rằng “đáng quan tâm”, khẳng định chưa thấy yếu tố độc lực cao hơn.

4. JN.1 có gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron?

Theo WHO, JN.1 có những đặc điểm kháng nguyên mới, cho phép virus dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch, dễ lây truyền hơn. Liệu, biến thể này có gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron, thưa BS? Bởi thực tế cho thấy số ca nhập viện vì COVID-19 có gia tăng.

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Không liên quan đến miễn dịch, nếu là biến thể mới sẽ có người mắc bệnh. Không phải tất cả những người chưa từng gặp Omicron phải mắc bệnh hay những người đã bị Omicron biến chủng trước đều mắc bệnh. Tỷ lệ mắc không đáng lo, cho đến hiện nay không có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng nặng hơn. Vì không phải mới hoàn toàn nên không phải tất cả mọi người đều bị.

5. Khi có biểu hiện của nhiễm biến chủng JN.1 chúng ta cần điều trị như thế nào, khi nào nên đến bệnh viện?

Các triệu chứng của JN.1 có khác so với các biến chủng khác của COVID-19? Hiện nay, khi có các biểu hiện này chúng ta cần điều trị như thế nào cho nhanh khỏi? Nên nghỉ ngơi bao lâu thì có thể gặp gỡ người khác (hoặc về quê) để tránh lây bệnh?

- Những triệu chứng nào cho thấy người nhiễm COVID-19 cần đến bệnh viện, thưa BS?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Hướng dẫn sau cùng về phòng ngừa từ Omicron và nhiều bệnh hô hấp khác đến nay không có thay đổi. Chỉ cần mang khẩu trang 3 ngày và chăm sóc như bị cảm.

Chúng ta không nên phân biệt người có yếu tố nguy cơ bị nhiễm COVID-19 với các bệnh hô hấp khác. Mà phải quan tâm tất cả những người có yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lớn tuổi, phổi tắc nghẽn mãn tính,… bị nhiễm bệnh hô hấp.

Lưu ý nên uống đủ nước; ngủ đủ giấc; ăn đủ chất; tập luyện nhẹ nhàng không nên gắng sức; khi cảm thấy người mệt mỏi hơn bình thường hoặc sốt cao phải đi khám; đặc biệt là choáng váng, không thăng bằng, tức ngực, khó thở cần nhập viện ngay. 

6. Vắc xin, kỹ thuật xét nghiệm, các loại thuốc điều trị COVID-19 liệu có còn hiệu quả?

Hiện nay, vắc xin, kỹ thuật xét nghiệm, các loại thuốc điều trị COVID-19 liệu có còn hiệu quả đối với JN.1 cùng các biến chủng khác?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Cho đến hiện nay, vắc xin cổ điển chủng Delta hay Omicron đời đầu không thể phòng ngừa được chủng JN.1. Đối với thuốc kháng virus sẽ tùy đối tượng, có thể sử dụng hoặc không. Chúng ta không có hệ thống giám sát cúm để điều chế ra vắc xin cúm mới.

7. Cần làm gì để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh?

Sắp tới, việc đi lại đông đúc hơn, chúng ta cần làm gì để bảo vệ bản thân, thưa BS?

BS Trường Hữu Khanh trả lời: Không phải dịp Tết mà tất cả những bệnh hô hấp thông thường vẫn sẽ lây khi đến mùa. Để cẩn thận cho bản thân nên mang khẩu trang đúng cách rửa tay, bảo đảm sức đề kháng (uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất).

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X