Biến chứng thận do tăng huyết áp
Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp. Kết hợp ăn kiêng và thực hiện lối sống phù hợp với từng giai đoạn suy thận.
Ths.BS Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp BV Nguyễn Trãi cho biết, tỷ lệ người bị tăng huyết áp ngày càng tăng và độ tuổi bị tăng huyết áp cũng ngày càng trẻ. Năm 2000, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, toàn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và số người bị tăng huyết áp ước tính đến năm 2025 là khoảng 1,56 tỷ người.
Theo BS Nga, lười vận động, ăn uống không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, ăn mặn,
hút thuốc lá... là những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của căn bệnh này. Một vấn đề khá quan
trọng nữa là tỷ lệ người bị tăng huyết áp ngày càng tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển tại châu Á,
châu Phi.
Tại Việt Nam, thống kê mới nhất năm 2008 cho thấy tỷ lệ tăng huyết ápở người lớn là 25,1%. Tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch.
BS Nga cho biết, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp.Tăng huyết áp dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây tăng huyết áp. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được huyết áp để tránh bị suy thận. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được tăng huyết áp.
Tăng huyết áp và suy thận tác động lẫn nhau
Tình trạngtăng huyết ápcao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng cao còn phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó,tăng huyết áplà nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.
Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnhtăng huyết áplại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. Nếu rơi vào tình trạng này, cần thực hiện đúng chỉ định điều trị của bác sĩ nhằm kiểm soát huyết áp ở mức cho phép, hãm tốc độ tổn thương thận và phòng tránh bệnh lý tim mạch bởi tăng huyết ápcòn gây tổn thương tim.
Biểu hiện những biến chứng thận ở bệnh nhân tăng huyết áp
Suy thận do tăng huyết áp thường liên quan đến huyết áp tâm thu hơn là huyết áp tâm trương.
Triệu chứng của suy thận có thể chỉ xuất hiện khi chức năng thận còn lại 1/10 so với mức bình thường như sưng phù, mệt mỏi, xanh xao, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, tiểu nhiều lần…
Tổn thương thận dotăng huyết áp biểu hiện dưới 3 dạng là tiểu albumin vi thể, tiểu protein và suy thận. Vì vậy, đánh giá tổn thương thận trên người tăng huyết ápchủ yếu là dựa vào xét nghiệm.
Triệu chứng tiểu đêm thường gặp ở ngườităng huyết áplà hậu quả của phì đại tiền liệt tuyến lành tính đi kèm, hoặc có thể là do bàng quang bị giảm thể tích. Giảm khả năng cô đặc nước tiểu có thể là dấu hiệu sớm của suy thận. Nồng độ creatinin máu tăng phản ánh sự giảm độ lọc cầu thận. Sự đào thải protein gia tăng phản ánh thương tổn mức lọc cầu thận. Albumin niệu vi thể ở người bị tăng huyết ápđược xem là yếu tố dự báo bệnh lý tim mạch.
Việc phát hiện chức năng thận bị tổn thương ở người bịtăng huyết ápvới bất kỳ các biểu hiện nào kể trên có giá trị dự báo bệnh lý và tử vong do tim mạch trong tương lai.
Ngăn chặn và điều trị suy thận
Một khi đã bị tăng huyết áp thì nguy cơ bị suy thận là khá cao. Người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế để được làm thêm các xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng thận và tổn thương của các cơ quan khác.
Khi đã được chẩn đoán là tăng huyết áp và được bác sĩ điều trị theo phác đồ, người bệnh tăng huyết áp ngoài việc tự theo dõi huyết áp bằng cách đo huyết áp tại nhà và ghi vào sổ theo dõi còn cần phải nghiêm túc tuân thủ việc khám định kỳ để đánh giá chức năng thận và các cơ quan khác.
Trong giai đoạn này, ngoài các xét nghiệm đánh giá mức độ suy thận, bạn còn nên đo lượng kali trong máu, vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho tim. Mặt khác, một số loại thuốc điều trịtăng huyết ápvà suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Bác sĩ sẽ chỉ định thực đơn ăn kiêng cho bạn nếu lượng kali trong máu bạn tăng cao.
Điều trị nếu bị cảtăng huyết ápvà suy thận
Mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát huyết áp dưới 130/80mmHg, ngăn chặn thận không bị tổn thương nặng thêm, giảm nguy cơ bị bệnh tim. Để đạt được những mục tiêu này, người bệnh cần tuân thủ theo một phác đồ điều trị phù hợp với bệnh suy thận.
Cần kết hợp ăn kiêng và thực hiện một lối sống phù hợp với từng giai đoạn suy thận:
Giai đoạn 1-2 ăn nhiều trái cây, rau, bơ sữa.
Giai đoạn 2-3 ăn nhạt dưới 2,4 gam muối mỗi ngày, giảm chất béo và cholesterol vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Giai đoạn 3-4 để hạn chế những bệnh về xương, bạn cần kiểm soát lượng protein, ăn ít thức ăn chứa nhiều phốtpho (vì phốtpho sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh về xương) như sữa, pho mát, sữa chua, bia, coca, giảm lượng kali trong bữa ăn.
Ngoài ra, bệnh nhân cần phải giảm cân nếu đang quá béo, nên tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày, không uống rượu, bia, không hút thuốc lá. Dùng thuốc điều trịtăng huyết ápphối hợp từ 2 loại trở lên kèm theo thuốc lợi tiểu.
AloBacsi.vn
Theo Lê Phương - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình