Hotline 24/7
08983-08983

Bị bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Xin hỏi người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Có nên uống thường xuyên không và một ngày uống bao nhiêu quả là hợp lý?

Uống nước dừa có thể giúp người tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt hơn - Ảnh minh họa

Chào bạn,

Người bệnh đái tháo đường hay tiểu đường hoàn toàn có thể uống nước dừa, thậm chí sử dụng nước dừa thường xuyên còn giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nước dừa có thể giúp làm giảm đường huyết lúc đói, giảm chỉ số HbA1c tốt hơn so với người không uống nước dừa.

Bên cạnh đó, người tiểu đường uống nước dừa còn có thể các lợi ích như sau:

- Giảm huyết áp: Trong nước dừa có chứa nhiều kali, tốt cho người cao huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước dừa nếu có biến chứng thận, vì có thể gây thừa kali, rất nguy hiểm.

- Bù nước và điện giải: Người tiểu đường thường xuyên có triệu chứng khát nước, tiểu tiện thường xuyên. Sử dụng nước dừa có thể giúp cải thiện tình trạng khát nước và giúp bù điện giải rất hiệu quả. Sau mỗi buổi tập thể thao mất nhiều mồ hôi, bạn cũng có thể bổ sung thêm 1 trái dừa.

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng mỗi tuần bạn chỉ nên uống khoảng 3 - 4 trái dừa, mỗi ngày không nhiều hơn 1 trái. Bạn nên uống vào sáng sớm, tránh uống vào buổi đêm hoặc sau khi ăn vì có thể gây đầy trướng bụng. Không uống nước dừa khi thấy lạnh bụng, đau bụng vì có thể làm nặng thêm triệu chứng này. Với người đang uống thuốc lợi tiểu giữ kali cũng cần thận trọng khi uống nước dừa, vì có thể gây thừa kali.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi về việc uống nước dừa ở người tiểu đường. Nếu bạn cần thêm các thông tin về chế độ ăn uống, chữa trị, có thể liên hệ qua chúng tôi để được giải đáp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên có chế độ ăn như thế nào?

>> Nước dừa: Giải khát mùa hè và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Dưới đây là một số lời khuyên về thực phẩm nên dùng và hạn chế dùng:

- Nhóm bột đường:

+ Nên dùng: Ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, đậu đỗ, rau củ…; chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng; hạn chế đồ rán, xào

+ Hạn chế dùng: Gạo trắng, bánh mì trắng miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.

Chú ý: Các loại củ (khoai, sắn..) cũng thuộc nhóm tinh bột nên khi đã ăn các thực phẩm này thì phải giảm hoặc cắt cơm.

- Nhóm thịt cá:

+ Nên dùng: Ăn cá, thịt nạc, thịt lọc bỏ mỡ, gia cầm bỏ da; các loại đậu đỗ (đạm có nguồn gốc thực vật); chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, áp chảo… để loại bỏ bớt mỡ

- Nhóm chất béo, đường:

+ Nên dùng: Chọn các chất béo không bão hoà (dầu đậu nành, olive, vừng, dầu cá, mỡ cá…).

+ Hạn chế dùng: Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà, cholesterol làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, không tốt cho sức khoẻ (thịt mỡ lợn, phủ tạng động vật, da gia cầm, kem tươi, dầu dừa…). Hạn chế bánh kẹo ngọt, kem, xirô, mứt, các loại nước ngọt có ga…

- Nhóm rau:

+ Nên dùng: Ăn sống, hấp, luộc; rau trộn nên sử dụng lượng dầu ăn nhỏ thay vì các loại nước sốt nhiều chất béo; có thể sử dụng các loại gia vị như hành, tỏi, tiêu, ớt…

- Quả:

+ Nên dùng: Ăn trái cây tươi, mua hoặc chia sẵn thành từng phần nhỏ, ăn nguyên trái hoặc cắt nhỏ hơn là nước ép. Chú ý không thêm đường hoặc kem, nước sốt; nên lựa chọn những hoa quả có hàm lượng đường thấp

+ Hạn chế dùng: Các loại quả sấy khô.

- Sữa: Cung cấp đường, đạm, canxi, vitamin và chất khoáng

Mỗi ngày sử dụng 1-2 khẩu phần (một khẩu phần chứa 12 g chất đường, 8 g đạm, 0-8 g chất béo, 90-150 kcal). Người bệnh nên chọn các loại sữa ít hoặc không béo, các loại sữa chua ít béo, không đường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X