Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh viện nào điều trị đứt dây chằng cho cầu thủ bóng đá giúp trở lại sân bóng?

Nhiều bệnh viện có thể mổ được dây chằng ở Hà Nội và TPHCM, nhưng nơi nào giúp người tập thể thao, cầu thủ bóng đá có thể trở lại sân tập, trở lại sân chơi?

TS.BS Tăng Hà Nam Anh:

Đây là câu hỏi khó bởi vì phải “lăn lộn” ở nhiều bệnh viện đó chúng ta mới biết được chính xác nhất.

Nhiều bệnh viện có thể mổ được dây chằng ở Hà Nội và Sài Gòn. Ở Hà Nội, bệnh viện lớn như Bệnh viện Trung ương 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Y học Thể thao, Học viện Quân Y 103… vẫn mổ được dây chằng. Điều này rất tốt vì họ mổ được khá nhiều cầu thủ. Bệnh viện Tâm Anh ở Hà Nội mổ được dây chằng rất tốt và cầu thủ vẫn có thể quay lại đá banh.

Sài Gòn cũng có khá nhiều bệnh viện. Ngoài bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chúng ta có Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Tâm Anh TPHCM cũng mổ được các dây chằng này.

Các bệnh viện tôi kể đã có kinh nghiệm mổ dây chằng hàng chục năm nay rồi. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương mỗi năm mổ được 400 dây chằng chéo. Nhiêu đó, tôi nghĩ họ cũng có kinh nghiệm xử lý các ca đứt dây chằng. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã triển khai kỹ thuật all inside từ năm 2011. Gần như các bệnh nhân có thể trở lại đá banh sau khi mổ.

Tuy nhiên, mổ là một chuyện. Sau đó, các bạn phải tập tành, theo dõi và thuốc men. Các bạn lên rừng bứng một cái cây rất đẹp, gốc rễ ấn tượng nhưng các bạn cưa tán và đem về nhà trồng. Các bạn không cho nước hay phân gì, cây sẽ chết.

Muốn trồng cây, ta phải đào hố, trồng phân và tưới nước hằng ngày, kích rễ. Phải mất ít nhất 1-2 năm sau, cây mới đứng vững được. Lúc đó, các bạn mới có thể nghĩ tới việc không cần thuốc men. Muốn trồng cây lớn hay cây nhỏ, cần phải có phân, có đất, và nước thì cây mới sống.

Các bạn phẫu thuật tốt dây chằng nhưng không đi tái khám hoặc phẫu thuật viên không biết cách hướng dẫn chỉ cho các bạn tập tành, nó cũng để lại các hậu quả khá nghiêm trọng.

Tôi lấy ví dụ như thế này, khi các bạn đặt dây chằng chéo vào bên trong đầu gối, nếu nó nhiễm trùng thì sẽ tệ. Nếu nó không nhiễm trùng chúng ta sẽ thấy 1-2 tháng sau, bệnh nhân tập nặng, đầu gối sưng lên. Mình cho bệnh nhân uống thuốc, vết sưng xẹp. Nhưng bệnh nhân tập mạnh, nó lại sưng lên. Trong trường hợp đó, cần có chỉ định mổ để cắt bao khớp. Sau khi cắt bao khớp, các bạn tập và 6 tháng hay 1 năm sau bao khớp mọc trở lại.

Nó giống như một chiếc xe, mình mua về sau đó đem đi bảo dưỡng. Khi đi bảo dưỡng, họ thấy cần sửa chữa cái gì làm cho nó tốt hơn để xe chạy tốt hơn là ta phải làm.

Cũng tương tự như vậy, chúng ta không thể nói trước vì cơ thể con người rất phức tạp. Phản ứng của việc đặt gân ghép vào trong đầu gối mỗi người sẽ xảy ra khác nhau, đa phần không gặp vấn đề gì nhưng trong một số trường hợp sẽ có vấn đề.

Nhiều người ăn tôm cua rất bình thường, nhưng một người ăn con tôm có thể chết vì họ bị dị ứng. Ăn tôm cá là chuyện bình thường, nhưng đối với một số người đó là món ăn tử thần. Mổ là một chuyện, nhưng theo dõi người đó vẫn quan trọng.

Trọng Dy (ghi)

Trích: Ngoài chấn thương, còn nguyên nhân nào khác dẫn đến đau khớp vai?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X