Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS.BS Trần Quốc Cường-Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ hữu ích cho bạn trong vấn đề này.
TS.BS Trần Quốc Cường (trái) chia sẻ những khuyến nghị về dinh dưỡng cho bệnh nhân sau mắc COVID-19
Theo quan sát cho thấy, những bệnh nhân thừa cân béo phì sẽ gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng, thậm chí tử vong. Lý do là mô mỡ trong cơ thể không chỉ đóng vai trò là mô dự trữ mà nó còn là mô nội tiết, tiết ra những chất kháng viêm và tiền viêm.
Đặc biệt, những chất gây viêm sẽ làm gia tăng nguy cơ trở nặng ở bệnh COVID-19. Thừa cân béo phì được định nghĩa khi một người có BMI > 25 kg/m2. Vấn đề thừa cân béo phì khá phổ biến ở Việt Nam với tỷ lệ 15% ở người trưởng thành.
Quan sát cũng cho thấy, những người bệnh nhân thiếu vận động, ít tập thể dục thể thao thường gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 nặng, thậm chí phải nhập viện và tử vong. Do họ bị giảm chức năng hô hấp và tim mạch khi mắc bệnh.
Vấn đề thiếu vận động cũng là một vấn đề phổ biến với tỷ lệ 28% người trưởng ở Việt Nam thiếu vận động thể lực.
Người ta thấy rằng, triệu chứng mất mùi, mất vị rất đặc trưng và chỉ xuất hiện ở bệnh COVID-19. Do đó, nếu chúng ta thấy một ai đó bị mất mùi và mất vị thì khả năng cao họ đã mắc bệnh COVID-19. 2 triệu chứng này thường gây ra hậu quả chán ăn và sụt cân ở người bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng thường không nguy hiểm và phục hồi nhanh chóng theo thời gian.
Một phản ứng viêm được ví như một cuộc tổng động viên sức người và sức của của một quốc gia để chống lại một tác nhân ngoại xâm. Do việc huy động rất nhiều “sức người và sức của” như vậy nên phải tiêu hao rất nhiều năng lượng, vi chất của cơ thể, làm góp phần tạo cảm giác chán ăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt cân và teo cơ rất nặng ở bệnh nhân khi mắc bệnh COVID-19.
Không phải tất cả những ai mắc bệnh COVID-19 đều có những vấn đề về mặt sức khoẻ. Đặc biệt, trong giai đoạn này, khi người dân đã được tiêm vắc xin đầy đủ, họ thường có triệu chứng nhẹ và sử dụng thuốc kháng virus nên ít hoặc không có những bất thường hậu COVID-19.
Ngược lại, triệu chứng sau khi mắc bệnh COVID-19 nói chung và triệu chứng về dinh dưỡng nói riêng thường gặp ở: những người mà trong quá trình bệnh có nhiều triệu chứng (ho, sốt, mệt mỏi, khó thở,…); người phải nhập viện, điều trị tại các khoa hồi sức tích cực; những người bệnh nằm viện lâu ngày; người cao tuổi; người có bệnh nền và người chưa tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đầy đủ.
Sụt cân là một triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân sau khi mắc COVID-19. Thậm chí, những người bệnh nhẹ cũng có thể sụt từ 1-2kg và những người bệnh nặng thường từ 5-10kg.
Có nhiều lý do gây sụt ở bệnh nhân COVID-19, chẳng hạn như:
Tình trạng sụt cân ở bệnh nhân COVID-19 thường có đặc tính đi kèm với tình trạng giảm khối cơ (hay còn gọi là teo cơ). Đó là hậu quả của phản ứng viêm rất mạnh trong cơ thể như đã phân tích ở trên.
Theo quan sát cho thấy, người bệnh COVID-19 nặng cũng thường dễ gặp tình trạng thiếu máu do giảm lượng chất sắt và vitamin B12 trong cơ thể. Thiếu máu ở người mắc bệnh COVID-19 cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm bệnh nhân mệt mỏi, khó thở khi lao động gắng sức sau khi mắc bệnh COVID-19.
Vi chất dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất. Bệnh nhân sau khi mắc COVID-19 thường sẽ thiếu hụt các vi chất như: vitamin A, vitamin D, vitamin B13, kẽm, canxi,…
Việc thiếu các vitamin và khoáng chất ở người sau khi mắc COVID-19 có thể do nhiều lý do, bao gồm:
Hậu quả của việc thiếu các vi chất gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:
Để những can thiệp được tối ưu, người bệnh thường được đánh giá tình trạng dinh dưỡng trước khi can thiệp. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bao gồm:
Mục tiêu điều trị về mặt dinh dưỡng ở người bệnh sau khi mắc COVID-19 sẽ tuỳ theo tình trạng bệnh, bao gồm một số nội dung như sau:
Để can thiệp cân nặng, chúng ta phải xác định được cân nặng hiện tại của bệnh nhân có bình thường hay không bằng cách tính chỉ số khối cơ thể (BMI).
BMI = Cân nặng/(chiều cao x chiều cao)
Chỉ số BMI bình thường sẽ dao động từ 18.5-23. Nếu một người có chỉ số BMI dưới 18.5 thì được cho là suy dinh dưỡng. Một người có BMI từ 23-25 là người thừa cân, BMI > 25 là béo phì.
Tất cả mọi người nói chung và bệnh nhân sau mắc COVID-19 nói riêng cần phải đạt được BMI trong khoảng lý tưởng từ 21-22.
Nếu người bệnh bị sụt cân nhưng BMI vẫn nằm trong giới hạn cân nặng lý tưởng hoặc giới hạn BMI bình thường thì cũng không nhất thiết phải tăng cân lại. Lúc này, bệnh nhân cần phải ăn uống, tập luyện để đảm bảo duy trì và tăng cường khối cơ.
Nếu người bệnh sụt cân rất nhiều (BMI < 18.5) thì cần phải bồi dưỡng, ăn uống để tăng cân và tăng lượng khối cơ lên.
Để can thiệp về mặt tăng cân nói chung, trong đó có tăng khối cơ, chúng ta có một số biện pháp như sau:
Nguồn đạm thường dễ thấy nhất là từ các món ăn mặn như thịt, cá, trứng,… Chất đạm cũng có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Một phần chất đạm cũng được cung cấp thông qua nhóm tinh bột, ngũ cốc, ví dụ như cơm.
Để cung cấp khẩu phần đạm đầy đủ, chúng ta phải ăn cân đối các thực phẩm sau:
Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến khích mọi người uống sữa suốt đời. Theo khuyến nghị, người trưởng thành nên uống ít nhất 3-4 đơn vị sữa hoặc chế phẩm từ sữa mỗi ngày (1 đơn vị sữa = 100ml sữa = 100g sữa chua = 18g phô mai).
Khuyến nghị sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người Việt Nam
Để đảm bảo đủ lượng đạm theo nhu cầu khuyến nghị, chúng ta phải ăn đủ thịt, cá mỗi ngày, bao gồm: 50gram thịt/cá cho bữa sáng; 80-100gram thịt/cá cho mỗi bữa chính. Ngoài ra để đảm bảo đủ nhu cầu chất đạm và tăng cường sức khoẻ tốt nhất thì chúng ta phải ăn cân đối giữa đạm động vật và thực vật.
Ở những bệnh nhân được chỉ định cần tăng cân, ngoài chế độ ăn đủ protein thì cũng cần một chế độ ăn giàu năng lượng. Năng lượng ở đây có thể được cung cấp từ những loại thực phẩm giàu năng lượng như: các loại bơ, phô mai, quả bơ.
Những người cần tăng cân, đặc biệt là cần tăng khối cơ, nên tập những bài tập kháng lực, ví dụ như: bài tập với tạ tay, tập với dây thun, ngồi xổm… để tăng cường khối cơ của cơ thể. Theo đó, chúng ta nên tập ít nhất từ 2-3 lần/tuần.
Những người bị sụt cân, teo cơ nhiều, đặc biệt là người cao tuổi, sẽ dễ có nguy cơ bị té ngã. Do đó, những đối tượng này cần tập những bài tập thăng bằng để chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống mất thăng bằng và tránh việc té ngã. Bởi một khi người cao tuổi bị té ngã sẽ rất dễ gãy xương bệnh lý, dẫn đến việc phải nằm tại chỗ và giảm chất lượng cuộc sống.
Một số bài tập thăng bằng mà chúng ta có thể áp dụng như: tập với tay trong tư thế đứng; bước đi theo các hướng khác nhau; tập đi bộ trên đường thẳng; tập chuyển tư thế.
Thiếu máu là một trong những triệu chứng thường xảy ra sau khi mắc bệnh COVID-19. Việc điều trị thiếu máu bao gồm:
Khi người bệnh xét nghiệm máu được chẩn đoán là thiếu các vitamin và khoáng chất nào đó thì sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng các vi chất ở liều cao hơn liều dự phòng trong thời gian dài hơn bình thường. Theo đó, bệnh nhân có thể được điều trị bằng cách bổ sung các vi chất như: vitamin A, vitamin B12, vitamin D, kẽm và canxi.
Vitamin D
Vitamin D là một trong 13 loại vitamin gần như không tồn tại trong thực phẩm. Do đó, để bổ sung được vitamin D, chúng ta cần thực hiện bằng nhiều cách như: phơi nắng, sử dụng thực phẩm bổ sung (bánh, sữa), dùng thuốc bổ sung vitamin D.
Kẽm
Những vi chất thường thiếu ở bệnh nhân khỏi COVID-19 chính là chất kẽm. Kẽm có nhiều tác dụng có lợi cho sức khoẻ như tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển chiều cao ở trẻ em.
Kẽm có nhiều trong các thực như: hàu, thịt đỏ (heo, bò), đậu hạt, thuốc bổ sung.
Vitamin A
Vitamin A là một loại vi chất có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể như: thị lực, tăng cường sức đề kháng, phòng chống lão hoá vì có tác dụng chống gốc tự do. Vitamin A có cả trong động vật và thực vật, chẳng hạn như: thịt, cá, trứng, sữa…
Vitamin A trong nguồn gốc thực vật thường tồn tại dưới dạng tiền chất vitamin A hay còn gọi là beta carotene. Theo đó, tiền chất vitamin A có nhiều trong rau, củ quả màu vàng đậm hay màu cam (bí đỏ, cà rốt, đu đủ,…) và trong các loại rau lá màu xanh đậm.
Một yếu tố trong can thiệp dinh dưỡng ở người sau khi mắc bệnh COVID-19 là cần tổ chức bữa ăn làm sao để phát huy được tính ngon miệng nhất của bữa ăn.
Để một bữa ăn được ngon miệng, cần phải đảm bảo nhiều yếu tố như:
Dự phòng COVID-19 bao gồm rất nhiều yếu tố quan trọng như tiêm vắc xin, tuân thủ 5K. Bên cạnh đó, những đối tượng thiếu vận động, thừa cân béo phì thường xuất hiện thường sẽ có triệu chứng nặng khi mắc COVID-19. Khi đó, họ sẽ dễ xuất hiện nhiều vấn đề bất lợi trong thời gian hậu COVID-19. Chính vì thế, để dự phòng mắc COVID-19 và giảm nguy cơ xuất hiện các triệu chứng sau khi mắc bệnh, chúng ta phải tác động đến các tình trạng sức khoẻ trước đó.
Theo đó, bạn cần phải xác định cân nặng của mình có phù hợp, lý tưởng hay chưa. Từ đó, áp dụng những biện pháp điều chỉnh cân nặng, tăng cân nếu có suy dinh dưỡng và giảm cân nếu thừa cân béo phì.
Hiện nay, tình trạng thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ cao hơn tình trạng suy dinh dưỡng. Một kế hoạch giảm cân phù hợp gồm có ăn uống lành mạnh và tập luyện thể dục. Dù cân nặng không giảm được nhiều nhưng nếu chúng ta tăng cường hoạt động thể lực thì vẫn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nặng và những vấn đề sau khi mắc bệnh COVID-19.
Ăn uống lành mạnh sẽ gồm nhiều vấn đề như: tuân thủ một số khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm ít có lợi cho sức khoẻ,… Vận động thể lực cần có cường độ lớn hơn hoạt động bình thường, ví dụ như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, đánh cầu lông,…
Cuối cùng, nên bổ sung các vi chất (nếu cần), chẳng hạn như: vitamin D, kẽm, sắt…
Trích trong livestream “Chăm sóc sức khoẻ tổng quát toàn diện hậu COVID-19”, phát sóng trên fanpage Phòng khám Đa khoa Phạm Ngọc Thạch.
Anh Thi (ghi)