Hotline 24/7
08983-08983

Bé 2 tuổi nôn ói, sặc cháo, cha mẹ không ngờ con bị dị dạng mạch máu não

Thấy con bị nôn ói và sặc cháo mỗi khi ăn, cha mẹ bé N.P.A.N (2 tuổi) cứ ngỡ đây là tình trạng thông thường như bao đứa trẻ cùng tuổi. Thế nhưng, đó lại là dấu hiệu phình mạch máu não bẩm sinh của bé A.N. đang tiến triển nặng.

Trải qua 1 năm sau biến cố phải nhập viện sau cơn sặc cháo, tình trạng bé A.N. có thể tạm yên tâm vì có thể tiếp tục ăn uống bình thường. Thế nhưng, vợ chồng chị Thảo (mẹ cháu A.N. - huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vẫn đau đáu nỗi xót thương xen lẫn hi vọng, bởi nửa trái người bé A.N. vẫn yếu và không đi đứng, nói chuyện được.

Tai họa đến từ dấu hiệu nôn ói của con trẻ

Chị Thảo nhớ lại: “1 tháng trước khi nhập viện bé ăn uống và vui chơi bình thường. Nhưng đến tối bé có triệu chứng nôn ói, ăn bất cứ thứ gì cũng nôn ra. Tụi em cứ nghĩ bé chỉ bị trúng gió bình thường hoặc do thời tiết giao mùa, vì trước đây bé chưa từng bị”.

Thế nhưng, đến 10g sáng hôm sau, chị Thảo thấy mình mẩy con mềm oặt, lả đi, cho ăn cháo bị sặc, nên 2 vợ chồng vội vàng đưa bé tới nhiều bệnh viện lớn tại TPHCM. Lúc này bé N. đã có dấu hiệu tím tái và hôn mê kéo dài 1 tuần. Các bác sĩ chẩn đoán bé N. bị viêm phổi hít và tiến hành chụp MRI sọ não thì phát hiện dị dạng mạch máu não xuất huyết.

Ngày 14/5/2021, A.N. tiếp tục được chuyển đến một bệnh viện đa khoa khác tại TPHCM. Lúc này, bé N. vẫn tỉnh, niêm hồng, chi ấm, nhưng liệt dây thần kinh VII ngoại biên trái, yếu nửa người trái.

Bé N. được chụp động mạch não dưới DSA và MRI sọ não. Các bác sĩ chẩn đoán bé N. bị dị dạng động tĩnh mạch thân não xuất huyết, giả phình động mạch thân nền, chỉ định theo dõi Herpes Zoster thân người trái. Quá trình phẫu thuật phát hiện túi phình 1/3 giữa động mạch thân nền dạng fusiform, kích thước 15x8 mm, hình dạng méo mó.

Rất may, A.N. được can thiệp kịp thời, tránh những tai biến nặng nề có thể xảy ra, nguy hiểm đến tính mạng.

10 ngày sau, bé A.N. xuất viện trong tình trạng tỉnh táo. Tuy nhiên, nửa trái người vẫn yếu và không đi đứng, nói chuyện được.

Tia hi vọng ở Cần Thơ

Thoát khỏi cửa tử nhưng đứa con bé nhỏ của chị Thảo mỗi ngày vẫn phải chịu những di chứng nặng nề của căn bệnh khiến vợ chồng anh chị không thể nhẹ lòng.

“Trước đây nhìn con chạy nhảy, cầm nắm bất cứ những thứ gì mình muốn nhưng bây giờ con không thể hoạt động bằng cả hai đôi bàn tay, đôi chân và không nói chuyện… chúng em lòng đau như cắt. Không biết bao nhiêu lần, em nhìn con mà chỉ dám trộm khóc. Vì thương con” - chị Thảo nghẹn ngào.

Chị Thảo bàn với chồng nhất định phải chạy chữa cho con, dù vái tứ phương. Thế nhưng, có lẽ phần do tâm lý “bệnh viện lớn đã bó tay” và tình hình dịch COVID-19 khắp cả nước đang căng thẳng… thế nên, chị đành nhìn con tạm gánh những nhọc nhằn của bệnh tật bẩm sinh. Chị bảo, đã từng tuyệt vọng!

Rồi chị Thảo đọc được bài viết về người mẹ tên Phụng ở Huế vào Cần Thơ để điều trị dị dạng mạch máu não bẩm sinh cho con thông qua sự kết nối của AloBacsi. Trường hợp của nhân vật cũng giống với bé A.N.

Như ngọn hải đăng rọi đường, chị Thảo biết phải làm gì tốt nhất cho con. Chị có quyền hi vọng và khát vọng cứu con càng sôi sục hơn.

“Đọc được thông tin mà nước mắt mình cứ rơi. Mình tin con mình cũng giống như bé kia, được chữa khỏi hoàn toàn, được trở lại lành lặn như xưa. Mình đã liên hệ với AloBacsi và được kết nối với BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ” - chị Thảo kể.

Sáng 15/3, cả gia đình vợ chồng chị Thảo cùng bé N. bay vào Cần Thơ. Tại Bệnh viện S.I.S, bé được TS.BS Trần Chí Cường thăm khám và chẩn đoán phình mạch máu não do bẩm sinh. Đây cũng dược xem là nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ em và người trẻ.

Hình ảnh MRI khối dị dạng mạch máu não của bé A.N. tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ

Ngoài ra, các chẩn đoán trước đó chưa bao quát hoàn toàn được bệnh của bé A.N. khiến bỏ sót các yếu tố nguy cơ, dẫn đến việc phục hồi của bệnh nhân không như mong đợi.

Thiết bị chụp chiếu cho bé N. tại S.I.S Cần Thơ là MRI 3 Tesla. Đây được coi như “mắt thần” giúp bác sĩ có cái nhìn xuyên thấu toàn cơ thể, đặc biệt là các dị dạng, túi phình mạch máu khó chẩn đoán như của bé A.N.

Chị Thảo rất ân hận khi không thể nhạy bén hơn với những triệu chứng của con, những bất thường của cơ thể của bé N. Nếu phát hiện sớm hơn, điều trị đúng nơi hơn thì con chị đã không gánh chịu những đau đớn, khổ cực như lâu nay.

[DAP]

Làm sao cha mẹ nhận biết dấu hiệu phình động mạch não ở con?

Chứng phình động mạch não có thể do các vấn đề về mạch máu bẩm sinh (xuất hiện khi mới sinh) xảy ra do bệnh mạch máu theo thời gian, hoặc do chấn thương và/ hoặc tổn thương mạch máu. Hầu như tất cả các chứng phình động mạch não đều không có triệu chứng cho đến khi chúng tăng kích thước bắt đầu bị rò rỉ máu. Khi túi phình bị rò rỉ máu sẽ dẫn đến đột quỵ xuất huyết và đây là một cấp cứu y tế.

Các dấu hiệu và triệu chứng phình động mạch não tương tự đột quỵ. Sự rò rỉ rất chậm từ một túi phình động mạch não có thể gây đau đầu hoặc một túi phình lớn có thể gây mờ mắt, mất thị lực, mặt xệ xuống.

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với các triệu chứng trên và tất cả đều xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

Xin mời xem thêm: Phình động mạch não, nhận biết và điều trị thế nào? [/DAP]

Theo Bình Phương - Benhdotquy.net

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X