Hotline 24/7
08983-08983

AloBacsi chia sẻ kinh nghiệm bỏ túi khi đi cứu trợ

Sau khi bão số 3 càn quét, đây là thời điểm nhiều đoàn cứu trợ từ khắp nơi trên cả nước hướng về miền Bắc ruột thịt. Nhiều đoàn chuẩn bị đi cứu trợ gọi đến chúng tôi, tham khảo ý kiến trước khi lên đường. AloBacsi xin tóm tắt, chia sẻ một chút kinh nghiệm trải nghiệm thực tế như sau:

1. Xác định đúng địa điểm cần cứu trợ (Liên hệ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh).

2. Sau khi chọn được điểm đến, liên hệ địa phương nhờ gửi báo cáo nhanh thiệt hại, trong báo cáo thường có phần đề xuất được hỗ trợ chi tiết (gửi qua Zalo).

3. Khi đã nắm được thiệt hại, hỏi lại địa phương đang cần đoàn hỗ trợ như thế nào để cân đối. Điều này giúp tránh tình trạng nơi nhiều đoàn cùng đến, nơi chưa được đón đoàn nào.

Ngoài ra, tuỳ từng vùng sẽ có nhu cầu khác nhau, thậm chí rất khác nhau. Tuy nhiên, mẫu số chung là đa số đều đã qua giai đoạn thiếu ăn tức thời.

4. Có thể tạm chia thành 3 giai đoạn:

A. Giai đoạn mới xảy ra:
Mưa lũ bất ngờ ập đến cần hỗ trợ lương thực ăn ngay, nước uống.

Ngày 11/9/2024, đoàn AloBacsi có mặt tại Thái Nguyên để khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho bà con

Giai đoạn khắc phục hậu quả: 2 -3 tuần sau lũ. Dọn dẹp, sắp xếp, ổn định lại cuộc sống

- Cần nhất: Chăm sóc sức khoẻ, các thuốc cơ bản: nhỏ mắt, bôi ngoài da, cảm sốt, ho, đau nhức cơ xương khớp.

- Tiếp theo, cần hỗ trợ: Dụng cụ nấu ăn + Công cụ lao động (do đã trôi hết theo nước lũ) + Gạo và bột nêm (Sau khi dùng hết đồ ăn cứu trợ khẩn cấp, 1-2 tháng tới, bà con sẽ cần lương thực căn bản để sống).

Ngày 13/9/2024, AloBacsi thay mặt các mạnh thường quân gửi 100 triệu đồng đến Đại diện Hội Chữ Thập đỏ tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang

Giai đoạn phục hồi tái thiết: Bắt tay vào sản xuất, cần:
- Con giống
- Cây giống
- Hạt giống
- Dụng cụ lao động
(Tuỳ thổ nhưỡng từng vùng mà liên hệ Hội nông dân hướng dẫn mua thóc giống, cây trồng phù hợp. Các đoàn không nên tự mua).

5. Bắt buộc liên hệ với địa phương trước khi vào thôn xã để được hướng dẫn, dẫn đường đến với bà con.

Đây cũng là cách giữ cho các đoàn được an toàn. Nếu ngay khu vực nguy cơ sạt lở cao thì địa phương sẽ nắm rõ nhất. Khi địa phương "cản" thì nhất thiết phải lắng nghe. Muốn giúp người trước hết mình phải an toàn.

Ngoài ra, địa phương cũng sẽ cho biết, vùng nào đang nhận nhiều ủng hộ, chỗ nào chưa được hỗ trợ để cân đối việc ủng hộ cho đều khắp bà con bị thiên tai.

6. Từng cá nhân mang theo
- Đồ dùng gọn gàng, dễ mang vác khi di chuyển
- Đèn pin mini
- Pin điện thoại sạc dự phòng
- Dùng sim Vietel vì các mạng khác sóng chập chờn khi vào vùng sâu vùng xa
- Dép đi có quai hậu và chống trơn trượt. Ưu tiên dép nhựa, không thấm nước và đế có độ bám cao (như hình minh họa)

Dép đi có quai hậu và chống trơn trượt. Ưu tiên dép nhựa, không thấm nước và đế có độ bám cao (khoanh đỏ trong hình)

- Thuốc đau đầu, cảm, tiêu chảy, dầu gió…
- Áo mưa
- Mũ
- Lương khô để ăn, tránh làm phiền địa phương và việc bán đồ ăn trên đường là hơi hiếm
- Nước sạch để uống

7. Hàng cứu trợ không nên mua từ xa chở đến rất tốn tiền vận chuyển. Mang tiền theo đến các tỉnh gần đó rồi hãy mua. Địa phương có nhiều kinh nghiệm sẽ hướng dẫn nơi mua giá tốt và cách vận chuyển đến nơi.
Hoặc có thể liên hệ đội xe không đồng để được hỗ trợ vận chuyển miễn phí.

Sau đây là những kinh nghiệm "bỏ túi" nho nhỏ, chúng tôi tổng hợp sau khi đi thực tế.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X