Hotline 24/7
08983-08983

7 dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D qua chia sẻ của chuyên gia dinh dưỡng

Việc bổ sung đúng - đủ vitamin D cho con để tránh dẫn đến tình trạng quấy khóc, ra mồ hôi trộm, chậm biết bò, biết đi,.. còi xương luôn là chủ đề được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu. Vậy làm sao biết con thiếu mà bổ sung?

Vai trò của vitamin D đối với trẻ

Hiện nay fanpage Dược Sĩ Đào - Nhi Khoa Quốc Tế đã trở thành cộng đồng tư vấn được biết đến rộng rãi qua những kiến thức, chia sẻ hữu ích các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi đang gặp tình trạng biếng ăn, táo bón, chậm tăng cân.

Ngoài ra, những thông tin liên quan về dinh dưỡng như việc bổ sung vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết cho từng lứa tuổi của trẻ là những chủ đề cần thiết đã được DS. Vũ Ngọc Đào chia sẻ kịp thời.

DS Vũ Ngọc Đào

Trong đó, không thể không kể đến tầm ảnh hưởng của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ em. Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương, thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra tình trạng còi xương ở trẻ. Dược sĩ Đào cho biết dấu hiệu sớm của việc thiếu vitamin D sẽ bắt đầu từ hệ thần kinh. Con sẽ quấy khóc nhiều, khó ngủ và không ngủ được lâu. Hay bị giật mình khi ngủ do hệ thần kinh bị kích thích. Cùng với đó là trẻ thường ra mồ hôi trộm vào ban đêm dù trời không nóng. Thiếu vitamin D cũng dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể lực, cơ nhão, da xanh và lách to.

7 Dấu hiệu muộn trẻ thiếu vitamin D

Bên cạnh đó, DS. Đào cũng chỉ ra các dấu hiệu muộn của tình trạng thiếu vitamin D ở xương và những dấu hiệu này có thể xuất hiện tại những bộ phận khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh. Các mẹ lưu ý như sau:

- Răng trẻ mọc không cân đối, mọc chậm

- Bờ thóp của trẻ mềm, thóp rộng, lâu liền thóp. Dẫn đến tình trạng đầu bẹt, xương sọ mềm, ấn vào bị lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra

- Đầu xương cổ tay trẻ phình to tạo thành ”vòng cổ tay”

- Trẻ cũng chậm biết bò, biết đi so với bạn bè cùng trang lứa.

- Xương sườn và lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng

- Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.

- Chậm phát triển về thể lực, cẳng chân trẻ bị biến dạng gây nên những di chứng cho thời kỳ trưởng thành như: gù lưng, vẹo và hẹp xương chậu.

Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D

Theo dược sĩ Đào, trẻ đẻ non, trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2.5kg), trẻ hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là trong những tháng mùa đông. Hoặc trẻ không được bú mẹ, trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng nguồn vitamin D trong sữa mẹ thấp đều là những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D.

Tình trạng thiếu hụt vitamin D cũng có thể xảy ra ở các trẻ ăn sữa ngoài, ăn bột sớm, ăn bột nhiều hoặc nếu trong chế độ ăn thiếu vitamin, canxi và các chất khoáng cần thiết khác. Trẻ chỉ ăn chủ yếu là rau, các loại hạt mà không sử dụng thêm sữa hoặc bất kỳ thực phẩm bổ sung vitamin D nào đều có khả năng bị thiếu hụt vitamin D cao.

Vậy đâu là giải pháp phòng chống thiếu vitamin D ở trẻ hiệu quả? DS. Vũ Ngọc Đào đã chỉ ra cụ thể như sau:

- Thực hiện chế độ ăn đa dạng với đầy đủ dưỡng chất, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin D, canxi và phospho…

- Những loại thực phẩm như phomat, các loại ngũ cốc, bột dinh dưỡng hay bánh quy, sữa,.. giàu hàm lượng vitamin D nên được bổ sung vào khẩu phần ăn của con.

- Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những phương pháp tốt nhằm chống thiếu hụt Vitamin D ở trẻ.

- Cho con tập thể dục, tắm nắng thường xuyên và đúng cách.

- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng (TPCN) bên ngoài cho con.

Việc bổ sung các loại TPCN để cung cấp liều lượng vitamin D đủ cho trẻ khi nhận thấy con có dấu hiệu thiếu hụt vitamin D là cần thiết. Các mẹ có thể bổ sung cho con vitamin D3, liều lượng ở từng đối tượng được DS. Đào chia sẻ cụ thể như sau:

- 6 tuần tuổi - 18 tháng:

+ Trẻ khỏe mạnh: Bổ sung liên tục 800 - 1000 IU/ ngày

+ Trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Khoảng 1500 IU/ ngày

+ Trẻ da sậm màu: Khoảng 2000 IU/ ngày

- 18 tháng tuổi - 5 tuổi sử dụng liều lượng như trên nếu ít tiếp xúc với ánh mặt trời.

- Trẻ bị còi xương: 1200 - 5000 IU/ ngày liên tục trong vòng 4 tuần

DS Vũ Ngọc Đào nhấn mạnh và lưu ý rằng tất cả liều lượng vitamin sử dụng cho con đều cần qua sự tư vấn của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý bổ sung một cách tùy tiện. Hơn nữa, do cơ thể trẻ cũng có thể tự tổng hợp được nên các mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều việc cho con uống vitamin D liên tục.

Với các dấu hiệu nhận biết và phương pháp khắc phục tình trạng trẻ thiếu hụt vitamin D bên trên, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng những thông tin hữu ích mà DS. Vũ Ngọc Đào vừa chia sẻ.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X