Hotline 24/7
08983-08983

5 trường hợp trẻ nhiễm Adenovirus cần đi khám, nhập viện

Trong chương trình tư vấn trên AloBacsi, BS Trương Hữu Khanh đã có nhiều chia sẻ hữu ích, từ các dấu hiệu nhận diện, điều trị, phòng ngừa và những trẻ cần đặc biệt quan tâm khi nhiễm Adenovirus.

1. Adenovirus là gì?

Đầu tiên, để giúp quý vị khán giả, quý phụ huynh có thể hiểu rõ hơn, nhờ BS khái quát, Adenovirus là gì? Nó có những đặc điểm nào?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Bên cạnh virus cúm, RSV, sởi thì Adenovirus là virus “kinh điển” thường tấn công đường hô hấp. Virus này thường xuyên xuất hiện quanh con người, phổ biến nhất là khi thời tiết thay đổi. Khi nhiễm Adenovirus, tùy theo cơ địa mà trẻ sẽ nặng hay nhẹ, nó có thể làm cho trẻ bị viêm tiểu phế quản, viêm mũi họng, đau mắt.

2. Adenovirus gây ra những bệnh gì?

Khi nhiễm Adenovirus, nó sẽ tấn công lên những bộ phận nào, gây ra những căn bệnh gì, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Adenovirus có nhiều mức độ khác nhau, lây qua đường hô hấp, qua các giọt bắn tương tự như bệnh cúm. Người lớn cũng có khả năng nhiễm Adenovirus. Khi tấn công vào con người có thể gây ra viêm ở đường hô hấp trên với các biểu hiện nóng, ho, sổ mũi. Một số trường hợp Adenovirus có thể gây ra đau mắt đỏ hàng loạt.

Ngoài ra, một số trường hợp không may, virus này có thể làm cho người lớn ho kéo dài, thậm chí đến 3 - 4 tuần. Đặc biệt ở những trẻ nhỏ, hoặc trẻ có cơ địa hen suyễn, chậm phát triển tâm thần vận động (đường hô hấp thường xuyên bị ứ lại, khó giải quyết đờm nhớt) có thể làm viêm phổi, điều này sẽ làm nặng hơn tình trạng hô hấp. Từ Adenovirus, sau khi bị viêm phổi, viêm mũi họng thì các vi khuẩn khác xung quanh trẻ sẽ tấn công gây bội nhiễm, tình trạng càng nặng hơn.

3. Adenovirus thường bùng phát ở tháng nào trong năm?

Bệnh thường bùng phát nhiều ở giai đoạn nào trong năm? Ở thời điểm này, ghi nhận gia tăng nhiều ca mắc, liệu có phải là dấu hiệu bất thường không, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Adenovirus tồn tại khá thường xuyên theo mùa. Thường sẽ xảy ra vào giai đoạn khoảng tháng 8 - tháng 12. Hằng năm chúng ta vẫn có những trẻ tử vong do viêm phổi, nhưng lâu nay không làm xét nghiệm. Do vậy, gần đây xuất hiện nhiều trẻ nhiễm Adenovirus có lẽ là do chúng ta đã sử dụng xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân ở những trẻ viêm phổi tử vong. Lâu nay, Adenovirus có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ.

4. Adenovirus lây qua những con đường nào?

Bệnh thường lây lan qua những con đường nào, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Virus Adeno lây lan nhanh trong cộng đồng qua đường giọt bắn, đường hô hấp. Những giọt bắn chứa Adenovirus rớt xuống các mặt bám như đồ chơi, mặt bàn, tay nắm cửa, sau đó bàn tay của chúng ta sẽ đưa virus lên miệng và gây bệnh. Bất kỳ ai cũng có khả năng nhiễm con virus này.

5. Trẻ dưới 12 tháng tuổi cần cẩn trọng khi nhiễm Adenovirus

Vì sao trẻ em là đối tượng dễ bị loại virus này tấn công, thưa BS? Và khi nhiễm virus, trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng nào ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thực tế, người lớn khi còn nhỏ cũng có khả năng nhiễm Adenovirus, vì vậy đã có miễn dịch. Trong khi trẻ em chưa có miễn dịch, tiếp xúc với môi trường nên dễ mắc bệnh hơn, dễ có biến chứng hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng. Đây là hiện tượng rất bình thường của Adenovirus.

6. Có nên xét nghiệm đại trà để phát hiện Adenovirus?

Ngoài những dấu hiệu như BS vừa đề cập, khi đến BV cần làm thêm những xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác bệnh ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Không cần thiết phải làm xét nghiệm trên tất cả các trẻ để tìm Adenovirus. Bởi vì cho dù có hay không Adenovirus, chúng ta cũng sẽ điều trị trẻ bị viêm phổi như những trường hợp khác.

Adenovirus không có thuốc điều trị đặc hiệu, giải pháp cũng thường bao gồm thông thoáng đường hô hấp, cung cấp đủ oxy, đảm bảo đừng để bội nhiễm những vi khuẩn khác. Do vậy, việc xét nghiệm tìm Adenovirus không giúp giải quyết vấn đề.

7. Các phương pháp điều trị Adenovirus

Hiện nay, y học nước ta có những phương pháp nào để điều trị căn bệnh này ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Như đã nói ở trên, Adenovirus không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu giải quyết các triệu chứng và đề phòng suy hô hấp, cung cấp đủ nước, đủ dinh dưỡng. Khi thiếu oxy thì thở oxy, trong trường hợp thiếu oxy mức độ nặng thì phải thở máy hoặc thở bằng các phương pháp, kỹ thuật cao hơn. Đặc biệt là điều trị để đừng bị bội nhiễm.

8. Nên làm gì để phòng ngừa Adenovirus cho trẻ?

Trước sự gia tăng đột biết số ca nhiễm, phụ huynh nên làm gì để phòng ngừa nhiễm Adenovirus cho con mình, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Adenovirus tăng cao không phải là điều bất thường. Theo tôi, việc số ca nhiễm Adenovirus tăng là do chúng ta làm xét nghiệm để tìm tác nhân gây ra viêm phổi nặng, trong rất nhiều nguyên nhân thì có cả Adenovirus.

Thông thường, những trường hợp siêu vi (viêm phổi, viêm tiểu phế quản) cũng có em bé rất nặng và cần nằm viện rất lâu, thậm chí bội nhiễm phổi cần phải tiêm kháng sinh trong thời gian dài mới hồi phục. Và trong số đó có những trẻ mắc bệnh nền như chậm phát triển tâm thần vận động, bệnh lý tim bẩm sinh, phổi không khỏe mạnh như trẻ khác thì sẽ có nguy cơ tử vong có thể do Adenovirus hoặc cũng có thể sau khi Adenovirus bội nhiễm thêm. Do đó, trước tiên các bậc phụ huynh cần bình tĩnh.

Bên cạnh đó, dù do siêu vi nào, kể cả Adenovirus thì quan trọng nhất là chúng ta phải có biện pháp phòng ngừa cho trẻ bằng cách:

- Ở trong môi trường thông thoáng, không quá ẩm thấp.

- Uống đủ nước.

- Ăn đủ chất.

- Ngủ đủ giấc.

- Người xung quanh tập thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi đông người. Về nhà, thay quần áo, rửa tay mới tiếp xúc với trẻ.

- Nếu người lớn bị ho phải che miệng, đeo khẩu trang. Bởi vì khi người lớn bị cảm cũng có thể là chứa mầm bệnh Adenovirus từ đó lây cho con trẻ.

[DAP]Trong hướng dẫn về tiêu chuẩn nhập viện điều trị trẻ viêm phổi do nhiễm Adenovirus, Bệnh viện Nhi Trung ương chỉ rõ các dấu hiệu nguy hiểm như sau:

- Khó thở: Thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản.

- Suy hô hấp hoặc giảm oxy máu: Tím, SpO 2 < 94%

- Có dấu hiệu toàn thân nặng: Nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng.

- Bệnh nền nặng: Bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng…

- Tổn thương trên X-quang phổi: Tổn thương phổi nặng, hoại tử phổi, abces phổi, TDMP, TKMP.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X