Hotline 24/7
08983-08983

5 thói quen xấu làm phá hủy khớp

Thoái hóa khớp, viêm khớp có thể do di truyền, lão hóa, chấn thương và các vấn đề y tế khác, nhưng một số thói quen thiếu khoa học cũng là tác nhân khiến khớp dễ bị đau nhức và nhanh suy yếu hơn. Điều đáng lo ngại là những “tật xấu” này diễn ra mỗi ngày và hầu như ai cũng mắc phải.

Thức khuya

Cơn đau nhức âm ỉ khiến người bệnh viêm khớp ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng ngược lại, việc thức khuya, không đảm bảo chất lượng giấc ngủ lại là yếu tố có thể làm bùng phát cơn đau và khiến các triệu chứng của bệnh viêm khớp trở nên tồi tệ hơn. Theo các chuyên gia, thiếu ngủ kích hoạt tình trạng viêm, dẫn đến đau khớp và tăng nặng bệnh lý thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Thói quen thức khuya làm việc hoặc xem phim, chơi điện tử khiến khớp nhanh thoái hóa. Ảnh: Shutterstock

Ăn uống theo sở thích

Sở thích tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ đóng hộp, chẳng hạn pizza, sandwich, hamburger, khoai tây chiên, xúc xích hun khói … ngày càng phổ biến, nhất là đối với giới trẻ. Mặc dù đây là những món ăn ngon miệng và không mất công chế biến, phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn, nhưng hàm lượng chất béo bão hòa lớn trong nhóm thực phẩm này có thể dẫn đến tăng cân, tạo thêm áp lực lên các khớp.

Một nghiên cứu do tạp chí Nature đăng tải đã chỉ ra, chế độ ăn uống chứa 20% chất béo bão hòa sẽ làm lắng đọng loại “chất béo xấu” này tại khớp gối, làm suy yếu sụn và tăng nặng phản ứng viêm. Cả hai vấn đề này đều là yếu tố đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.

Hút thuốc lá

Người ta nhắc nhiều đến tác hại của thuốc lá đối với phổi, mà quên mất rằng sản phẩm này còn gây nguy hại cho nhiều bộ phận khác, trong đó có cả khớp xương. Nicotine trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến xương, mô và đĩa đệm giữa các đốt sống, giảm hấp thu canxi và giảm nồng độ estrogen - yếu tố quan trọng giúp phụ nữ duy trì xương khớp khỏe mạnh.

Hơn nữa, hút thuốc lá còn ức chế sự hình thành xương mới, làm cho kết cấu xương không chắc chắn như bình thường. Tất cả những tác hại này không chỉ khiến khớp yếu dần, mà còn làm tăng nguy cơ gãy xương hoặc chấn thương khớp.

Vận động không đúng tư thế

Ngồi hoặc đứng làm việc liên tục nhiều giờ, ngồi khom lưng/lệch vai, ngồi hai chân bắt chéo/chân thấp chân cao, ngủ gục trên bàn… làm tăng căng thẳng lên các khớp, nhất là cột sống. Nếu không sửa đổi, những tư thế này sẽ gây ra cơn đau ở cổ, vai, lưng, cổ tay, khuỷu tay và thậm chí dẫn đến bệnh lý viêm, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương…

Cố gắng “chịu đựng” cơn đau khớp

Dù cảm nhận rõ ràng cơn đau ở cột sống cổ, vai, thắt lưng, đầu gối hay ngón tay… nhưng nhiều người đã cố tình phớt lờ, nói đúng hơn là “chịu đựng” cảm giác này. Tuy nhiên, thói quen chịu đau đã tạo cơ hội cho những căn bệnh xương khớp âm thầm phát triển theo năm tháng.

Cố gắng chịu đựng cơn đau là đang tạo điều kiện cho bệnh khớp phát triển. Ảnh: Shutterstock

Ngoài những thói quen chỉ đích danh ở trên, trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta còn mắc rất nhiều sai lầm khiến khớp đau nhức và thoái hóa sớm như: Uống nhiều rượu bia, bỏ qua động tác kéo giãn cơ khớp trước khi làm việc hoặc chơi thể thao, đi giày cao gót, nâng vật nặng bằng lực ở lưng, đeo túi/ba lô quá nặng, bẻ khớp ngón tay, xoay/vặn cổ, đầu gối, khớp tay quá mạnh…

Làm gì để bảo vệ khớp khỏe hơn mỗi ngày?

Những thói quen xấu đã “ăn sâu vào máu” vốn rất khó từ bỏ trong ngày một ngày hai. Tuy nhiên, nếu mỗi người dần thay đổi từng ngày sẽ giảm thiểu được tối đa tổn thương cho xương khớp.

Hãy bắt đầu bằng việc xây dựng một lối sống lành mạnh thông qua chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất dinh dưỡng; ngủ đúng giờ và đủ giấc; duy trì tập luyện thể chất đều đặn. Đối với chế độ ăn uống, nên đa dạng các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn, ưu tiên những thực phẩm tươi sống và có nguồn gốc thực vật. Đối với giấc ngủ, nên thiết lập chu kỳ ngủ - thức nhất quán (giờ đi ngủ và giờ thức dậy giống nhau giữa các ngày trong tuần), cố gắng ngủ đủ 7-9 giờ/ngày để cơ thể và xương khớp có thời gian phục hồi, tránh thức khuya dẫn đến khó ngủ. Đối với tập luyện, nên vận động ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với bộ môn thích hợp, không tập quá sức và dừng lại khi khớp đau nhức.

Lối sống khoa học, kết hợp tham gia các hoạt động mới mẻ, tích cực như vẽ tranh, khiêu vũ, đánh cờ, đan lát… cũng là cách giúp nhiều người vượt qua sự cám dỗ của thuốc lá dễ dàng hơn. Riêng về tư thế vận động trong khi làm việc và sinh hoạt, nhắc nhở bản thân phải luôn giữ thẳng lưng, ngồi đều hai vai và ngẩng cao đầu. Nếu phải ngồi/đứng một chỗ liên tục nhiều tiếng đồng hồ, đừng quên đứng dậy hoặc đi lại để thư giãn cơ khớp vài phút mỗi giờ.

Song song với các biện pháp bên ngoài, xương khớp còn cần được chăm sóc từ sâu bên trong với các dưỡng chất đặc hiệu. Nghiên cứu cho thấy, khi cơ thể hấp thụ cùng lúc các dưỡng chất như Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Eggshell Membrane, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… sẽ kích thích tế bào sụn sản sinh chất nền, thúc đẩy tái tạo sụn và cải thiện chất lượng dịch khớp, giúp khớp vững chắc, cử động linh hoạt.

Bổ sung dưỡng chất chăm sóc khớp từ JEX thế hệ mới giúp khớp chắc khỏe dài lâu. Ảnh: ECO

Quan trọng hơn cả, bộ dưỡng chất ưu việt có trong JEX thế hệ mới, có khả năng ức chế chất gây viêm (TNFα, IL-1,2,6, interferon gamma…), kiểm soát quá trình viêm tại khớp. Nhờ đó, hỗ trợ giảm đau khớp, giảm cứng khớp và ngăn chặn thoái hóa khớp, duy trì độ dẻo dai và khả năng cử động trơn tru của khớp.

Bên cạnh đó, mọi người nên học cách lắng nghe cơ thể mình nhiều hơn. Nếu nhận thấy khớp đau nhức bất thường, đừng cố gắng chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau cấp tốc, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kỹ lưỡng.

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X