Hotline 24/7
08983-08983

5 nguyên nhân và 8 biến chứng nguy hiểm của thừa cân, béo phì

Béo phì không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ, mà còn là một tình trạng sức khỏe đang ngày càng gia tăng đáng lo ngại, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vậy tác hại của béo phì, thừa cân đối với sức khỏe là gì? Làm cách nào để khắc phục các hệ lụy mà béo phì gây ra? Phần tư vấn của BS.CK1 Trương Phước Tân - Đơn vị Nội tiết - Tiểu đường - Béo phì Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh sẽ giúp bạn đọc trả lời những câu hỏi này.

Béo phì gia tăng ở lứa tuổi học đường và người trẻ Việt Nam

Béo phì là tình trạng mất cân đối về mỡ trong cơ thể, khi mà cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, dẫn đến sự tăng cân và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người mắc béo phì trên toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980 và tiếp tục tăng nhanh chóng. Béo phì được các tổ chức y tế bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association) công nhận là một bệnh mạn tính đòi hỏi phải quản lý và điều trị lâu dài.

Ở Việt Nam, tình trạng béo phì cũng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở nhóm tuổi trẻ, với tỷ lệ gia tăng khoảng 2,6% năm 2010 lên đến 3,6% năm 2014 tương đương với tốc độ tăng trưởng 38%.

Theo BS.CK1 Trương Phước Tân - Đơn vị Nội tiết - Tiểu đường - Béo  phì Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh, lối sống của người Việt Nam thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây như ít vận động hơn, trong chế độ ăn có nhiều muối, ăn nhiều mì ăn liền, uống nhiều nước ngọt, ăn ít rau và hải sản. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng béo phì ở nước ta ngày càng gia tăng.

Một thống kê tại Việt Nam 2021 cho kết quả tương tự với tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Hà Nội và TPHCM chiếm 18% tổng số lượng người thừa cân, béo phì trên toàn quốc.

Điều đáng lưu ý là tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường tư 5 - 19 tuổi tăng từ 8,5% vào năm 2010 lên 19% năm 2020, trong đó tỷ lệ thừa cân béo phì khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn là 18,3% và miền núi là 6,9%.

5 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì

BS.CK1 Trương Phước Tân chỉ ra 5 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng, gồm:

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có năng lượng cao, đặc biệt là thực phẩm nhanh và thức uống có đường.

- Thiếu vận động: Sự thiếu hụt hoạt động thể chất định kỳ dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể.

- Gen: Một số người có khả năng dễ dàng tăng cân do yếu tố gen di truyền.

- Môi trường xã hội: Áp lực từ môi trường xã hội, điển hình là những quảng cáo thực phẩm không lành mạnh, có thể góp phần vào sự gia tăng của béo phì.

- Rối loạn chức năng nội tiết: Một số tình trạng y tế như tiểu đường, suy tuyến giáp, cường tuyến thượng thận, u tụy tiết insulin, hội chứng buồng trứng đa nang… có thể góp phần vào việc gia tăng tình trạng béo phì.

Các biến chứng nguy hiểm của béo phì

Bệnh thừa cân, béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. BS.CK1 Trương Phước Tân hướng dẫn công thức tính chỉ số khối cơ thể dựa trên chiều cao và trọng lượng như sau: BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/ (Chiều cao X Chiều cao) (m)

Ví dụ, một người có cân nặng 70kg và chiều cao 1,6m thì BMI của người đó được tính theo công thức sẽ là: BMI = 70/(1,6 x 1,6) = 27,3 (kg/m2).

Béo phì có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, biểu hiện qua các bệnh sau:

- Tiểu đường: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đưởng type 2.

- Bệnh tim mạch: Người béo phì sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim

- Huyết áp cao gây ra căng thẳng mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ và cơn đau tim.

- Bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến viêm gan và xơ gan.

- Rối loạn hô hấp trong khi ngủ tăng nguy cơ ngưng thở trong lúc ngủ.

- Dễ mắc các bệnh xương khớp như thoái hóa khóp, thoát vị đĩa đệm cột sống.

- Rối loạn tâm lý gây ra trầm cảm, lo âu và tự ti.

- Tăng nguy cơ ung thư: Bệnh béo phì liên kết với nhiều loại ung thư như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư đại tràng và ung thư gan.

Phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị béo phì

BS.CK1 Trương Phước Tân nhấn mạnh, điều trị béo phì đòi hỏi một kế hoạch chăm sóc toàn diện, bao gồm sự kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn và theo dõi y tế định kỳ. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh và thúc đẩy lối sống tích cực cũng là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa béo phì.

Người bệnh béo phì cần được điều trị một cách chuyên sâu từ sớm và cần có sự phối hợp đa chuyên khoa: Nội tiết, Tiêu hóa, Ngoại Tiêu hóa, Dinh dưỡng - Tiết chế, Phục hồi chức năng, Tâm lý… một cách nhịp nhàng, đồng bộ. Nếu thiếu sự phối hợp toàn diện trong điều trị, người bệnh béo phì khó tránh được việc vào vòng luẩn quẩn: giảm cân rồi lại bị tăng cân trở lại.

BS Tân nêu ra 3 hướng điều trị béo phì cơ bản là thay đổi lối sống, dùng thuốc và phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày. Việc chỉ dựa vào sự kiên trì cùng nỗ lực cá nhân thông qua các chế độ ăn uống, chế độ tập luyện thì chưa đủ. Trên thực tế, có rất nhiều người bệnh đã nỗ lực rất nhiều để giảm cân, nhưng sau đó họ bị tăng cân trở lại. Đó cũng là do thiếu sự phối hợp đa chuyên khoa trong điều trị.

Đơn vị điều trị và tư vấn béo phì tại Phòng khám Ngọc Minh

Tại Phòng Khám Ngọc Minh quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, phối hợp nhằm điều trị toàn diện cho bệnh nhân béo phì. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn, chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, nhằm giúp bệnh nhân giảm cân một cách an toàn và hiệu quả.

Hệ thống Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh
Cơ sở 1: 20 Lãnh Binh Thăng, phường 13, quận 11, TPHCM
Cơ sở 2: 262/4 Lạc Long Quân, phường 10, quận 11, TPHCM
Hotline: 1800 8074 - 028 6264 3637
Website: pkdkngocminh.com.vn
Theo dõi các thông tin cập nhật tại fanpage Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh

 

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X