Hotline 24/7
08983-08983

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh có nguy hiểm không?

Câu hỏi

Em đang mang thai 12 tuần, siêu âm thai nhi có các chỉ số trong giới hạn bình thường. Em đang không biết có nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh hay không, và kỹ thuật này có ảnh hưởng gì đến em bé không? Mong AloBacsi tư vấn giúp em. Xin cám ơn.

Trả lời

Hoài Thu thân mến,

Sàng lọc trước sinh là thuật ngữ quen thuộc đối với nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai. Đây là phương pháp y học hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ ở giai đoạn sớm để kịp thời có những quyết định tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.

Phương pháp sàng lọc trước sinh bao gồm các khâu khám và xét nghiệm ở từng tuần cụ thể của thai kỳ và cho kết quả chính xác cao về trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở bộ phận nào. Các kỹ thuật thường dùng bao gồm: siêu âm, chọc ối, Double test, Triple test và xét nghiệm NIPT.

Các kỹ thuật trong sàng lọc trước sinh có thể chẩn đoán các dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Từ khi các kỹ thuật sàng lọc trước sinh ra đời đã tăng cơ hội sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giảm thiểu tối đa những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Mẹ bầu cũng có tâm lý yên tâm và thoải mái hơn. Có thể sử dụng tất cả các kỹ thuật trên hoặc một trong số đó để phù hợp với nhu cầu và kinh tế của bản thân.


Có nên sàng lọc trước sinh hay không là nỗi băn khoăn lớn của nhiều mẹ bầu. Không thể phủ nhận những hiệu quả mà phương pháp ấy mang lại. Tuy nhiên cũng có trường hợp gặp phải rủi ro và tốn kém nhiều chi phí.

Thế nhưng, để đảm bảo em bé phát triển bình thường, khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo những trường hợp mẹ bầu sau đây nên thực hiện sàng lọc trước sinh:

Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mang thai bị dị tật bẩm sinh thì nên thực hiện sàng lọc

- Tiền sử gia đình có người thân bị dị tật bẩm sinh: hội chứng Down, sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tay chân, khuyết tứ chi,...

- Sử dụng thuốc kháng sinh chống chỉ định đối với bà bầu mà không biết mình đang mang thai.

- Sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích.

- Trong quá trình mang thai, người mẹ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh mà không được tiêm vắc xin trước đó: sởi, quai bị, rubella, uốn ván, thủy đậu,...

- Mẹ bầu bị mắc bệnh tiểu đường, tim, gan, thận, bệnh mạn tính,... có nguy cơ bị biến chứng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Người mẹ làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với chất phóng xạ, chất độc có hại,...

- Sử dụng kỹ thuật y học như: chụp X - quang, CT scan,... trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.

- Phụ nữ mang thai càng lớn tuổi thì thai nhi càng có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh.

- Mẹ bầu có tiền sử sinh nở, sảy thai 3 lần trở lên,... cũng nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao gồm việc thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau vào từng thời điểm của thai kỳ để cho kết quả chính xác nhất. Hiệu quả của phương pháp này lên đến 99% nên mọi người có thể hoàn toàn tin tưởng.

Biết rằng đây là việc làm cần thiết để phát hiện và chẩn đoán sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi nhưng nhiều mẹ bầu lo lắng làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ nguy hiểm. Có 2 phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn như: Double test, triple test, NIPT, và sàng lọc trước sinh xâm lấn: chọc ối, sinh thiết gai rau. Các kỹ thuật này hầu như không gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng chỉ có 1% các trường hợp xảy ra rủi ro như: chảy máu âm đạo, phát sinh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ cao hơn, sảy thai, nhiễm trùng ối, rỉ ối,... Nhưng với hiệu quả lên đến 99% của phương pháp sàng lọc trước sinh mang lại thì đây vẫn là kỹ thuật an toàn mà mẹ bầu nên sử dụng.

Trân trọng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X