Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao đã uống thuốc điều trị suy giáp mạn 1 năm nhưng không nhỏ lại?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cháu bị viêm giáp mãn tính, mấy năm trước khám ở bệnh viện được kết luận bướu cổ Basedow, uống thuốc 1 năm, sau đó ngừng một thời gian. 1 năm sau cháu đi Bệnh viện Nội tiết Trung ương, họ bảo cháu bị suy giáp rồi đưa thuốc về uống nhưng không hiệu quả. Cháu chuyển sang Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở 2 được xét nghiệm tế bào và kết luận suy giáp mãn tính, cháu đã uống thuốc được gần 1 năm nhưng không thấy nhỏ lại. Bây giờ cháu nên làm gì ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Siêu âm tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Siêu âm tuyến giáp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Viêm giáp thường gây ra biểu hiện của cường giáp giai đoạn đầu và sau đó là suy giáp kéo dài. Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp.

Biểu hiện suy giáp khởi phát với các dấu hiệu rất mơ hồ như bệnh nhân thấy mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ giảm sút, táo bón, nhức mỏi bắp thịt, khan tiếng, phụ nữ thấy chảy máu ở âm đạo bất thường; phù nhẹ mặt và mắt, da khô, bủng, tinh thần trì trệ hẳn; ăn uống mất ngon; tóc khô và rụng nhiều; đặc biệt bệnh nhân có thể bị hôn mê đột ngột; tuyến giáp có thể to lên hoặc không to.

Điều trị suy giáp trạng bệnh nhân cần phải kiên trì uống thuốc Thyroxin theo chỉ định của bác sĩ, sau khoảng vài tuần, bệnh nhân sẽ bình phục, song có thể phải điều trị kéo dài suốt đời.

Việc dùng thuốc kéo dài còn có tác dụng giúp cho tuyến không lớn lên thêm chứ ít khi nhỏ lại, miễn sao chức năng tuyến giáp về bình thường, chú ý theo dõi định kỳ thì người bệnh vẫn sống khoẻ. Nếu vì vấn đề thẩm mỹ, bạn có thể tham vấn thêm với bác sĩ điều trị về chỉ định phẫu thuật bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Tuyến giáp tiết ra các hormone (thyroxine hoặc T4 và triiodothyonine hoặc T3) kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể. Một số các chức năng của tuyến giáp như điều tiết lượng canxi trong máu, tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sự hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể. Nếu bị suy giáp, tuyến giáp của bạn sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể.

Bệnh suy giáp nhẹ có các triệu chứng không rõ ràng. Vì bệnh phổ biến ở người cao tuổi nên các bệnh nhân thường nghĩ triệu chứng đó là do tuổi già. Bạn có thể không gặp tất cả các triệu chứng nhưng có thể có những triệu chứng như sau:

- Ăn không ngon miệng;
- Táo bón;
- Da tái xanh hoặc khô;
- Dễ bị lạnh;
- Thường thấy mệt mỏi;
- Trí nhớ kém;
- Bị trầm cảm;
- Tóc thưa hoặc mọc chậm;
- Giọng khan và trầm hơn;
- Có thể thở gấp và thay đổi nhịp tim;
- Tăng cân;
- Đau khớp hoặc cơ;
- Nước có thể bị giữ lại trong cơ thể, đặc biệt quanh mắt;
- Phụ nữ có thể các vấn đề về kinh nguyệt;
- Cả đàn ông và phụ nữ đều có ít hứng thú trong tình dục hơn.

Thuốc có thể thay thế những hormone mà cơ thể không tiết ra. Thuốc không đắt, rất hiệu quả và có rất nhiều liều lượng khác nhau để điều trị đúng cách cho mỗi bệnh nhân. Mục đích là cung cấp cơ thể đủ lượng hormone để cơ thể hoạt động bình thường.

Các loại thuốc thay thế hormone tổng hợp tuyến giáp hoặc levothyroxine, nên được sử dụng hàng ngày vì cơ thể cần được cung cấp một lượng thuốc mới mỗi ngày. Các xét nghiệm máu thường xuyên sẽ bảo đảm liều lượng dùng thuốc chính xác cho bạn. Hormone tổng hợp được sử dụng đúng liều sẽ không gây ra tác dụng phụ. Liều lượng thuốc quá cao có thể gây ra các biến chứng, căng thẳng, run rẩy, loãng xương và tăng sự đi tiêu. Các triệu chứng này nên là dấu hiệu thúc đẩy bạn làm các xét nghiệm máu để kiểm tra liều dùng thuốc của bạn có nên thay đổi hay không.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh nhược giáp:

- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Không ngưng dùng thuốc vì bạn thấy khỏe hơn trừ khi bác sĩ đồng ý. Bệnh suy giáp thường cần được điều trị suốt đời.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X