Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc Levofloxacin có ảnh hưởng thai nhi?

Câu hỏi

Em đang mang thai ở tháng thứ 5. Trước khi mang thai em có làm mũi ở một cơ sở. Trong quá trình mang thai mũi của em có hiện tượng viêm rất nặng, em đi đến cơ sở này để tháo mũi nhưng do đang mang thai nên em chỉ dùng thuốc kháng sinh liều nhẹ. Mũi em tiếp tục viêm và đau nhức phần sống mũi. Phòng thẩm mĩ có cho em một loại thuốc kháng sinh là Levofloxacine 500mg. Em vẫn chưa dám uống. Xin hỏi bác sĩ có cách nào để điều trị viêm mũi mà không ảnh hưởng đến thai nhi không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Levofloxacine là kháng sinh được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng trong thai kỳ, trừ khi lợi ích vượt xa nguy cơ.

Một số báo cáo cho rằng thuốc gây huỷ sụn và bệnh khớp ở động vật nên dùng trên phụ nữ mang thai cần thận trọng, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Đối với nhiễm trùng ở mũi, có nhiều lựa chọn thay thế khác ít nguy hiểm hơn.

Theo tôi, bạn nên tới bệnh viện để khám và được cấp thuốc an toàn, không nên tới các cơ sở thẩm mỹ không đủ uy tín dễ gây tiền mất tật mang bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Dị ứng thuốc kháng sinh Levofloxacin, loại nào thay thế?

>>Uống levofloxacin gây ngứa ngáy, phát ban, xử lý thế nào?

Levofloxacin điều trị một loạt các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc này sẽ không hiệu quả cho chứng nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng khi không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể giảm hiệu quả của thuốc.

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc N đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

A= Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X