Hotline 24/7
08983-08983

U xơ tuyến vú cắt lại mọc: Nỗi lo của thiếu nữ

23 tuổi, Nguyễn Thị Hạnh đã bị u xơ tuyến vú. Điều em lo lắng nhất là em đã mổ 2 lần và sợ sẽ phải lên bàn mổ lần thứ 3 vì nguy cơ tái phát của u xơ.

Cô gái trẻ đau khổ vì u xơ tuyến vú

Nguyễn Thị Hạnh quê Phú Thọ, Hạnh vừa tốt nghiệp đại học. Gặp Hạnh tại Trung tâm y khoa Thái Hà chúng tôi đồng cảm với nỗi lo của một cô gái trẻ, lo vì sẹo lồi do 2 lần phẫu thuật, lo vì khối u tái phát và cả nỗi lo biến chứng ung thư vú

Hạnh kể từ năm 20 tuổi, em thấy vùng ngực của mình có khối u khoảng 2 cm. Hạnh lo lắng đi làm sinh khiết nhưng rất may đó chỉ là khối u lành.

Ngay sau khi làm xét nghiệm xong, Hạnh khăn gói vào bệnh viện K mổ u xơ. Sau khi mổ u xơ, Hạnh yên tâm cho rằng việc mổ u xơ đã an toàn với cô. Nhưng hai năm sau, khối u đó lại xuất hiện và to nhanh chóng. Lần đầu, Hạnh sờ thấy khối u bằng đầu ngón tay nhưng lần kiểm tra mới nhất cô thấy khối u to hơn.


Tháng 10 năm ngoái, sau khi thu xếp xong công việc học hành, Hạnh lại vào viện K làm phẫu thuật thêm lần nữa. Từ ngày phẫu thuật xong, Hạnh không ngủ được vì luôn lo lắng bệnh tái phát và sợ biến chứng ung thư.

Chia sẻ với chúng tôi, Hạnh kể "em hay mất ngủ liên miên. Em lo sợ stress có phải là nguyên nhân dẫn đến u xơ hay không?". Hiện Hạnh đang ở trọ cùng em gái và mỗi lần vào nhà tắm cô lại đứng trước gương tự sờ nắn kiểm tra ngực của mình.

Từ sâu trong đôi mắt của cô gái trẻ luôn toát lên vẻ e thẹn và lo sợ. Nói đến tương lai, Hạnh nhỏ nhẹ thủ thỉ: “Em sợ sau này khó lấy chồng”. Hạnh kể mẹ cô và em gái của Hạnh đều không ai bị u xơ. Tuy nhiên, sau khi thăm khám cho Hạnh, BS Phạm Đình Tuần khuyến cáo em gái Hạnh có khả năng 25 % sẽ mắc u xơ giống chị gái.

Việc tự kiểm tra ngực đã trở thành thói quen nhiều năm nay nên mỗi lần sờ thấy tật bất thường là cô lại thót tim lo sợ. Hạnh tìm đến BS Phạm Đình Tuần - Trung tâm Y tế Thái Hà điều trị và tư vấn để phòng nguy cơ u xơ tái phát trở lại.

U xơ có đáng lo với các bạn gái trẻ?

U xơ tuyến vú hay còn gọi là bướu sợi tuyến, là một dạng u lành tính phổ biến của tuyến vú. U tròn, nhẵn, tạo cảm giác như một u nang nhưng nó nhẵn, cứng giống như hòn bi rơi vào trong mô vú. U này di động dễ dàng trong mô vú và thường ở gần núm vú nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trong vú và rất dễ phân biệt với mô vú còn lại.

U tuyến xơ có thể xuất hiện ở bất kỳ tuổi nào cho tới khi mãn kinh như u xơ khi sắp mãn kinh, u tuyến xơ ở tuổi thanh niên hoặc đầu tuổi 20.

Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tình trạng u xơ vú đó là sự thay đổi nội tiết tố bình thường trong chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ. Các nội tiết tố như estrogen và progesteron trực tiếp ảnh hưởng đến các mô vú, nhân tế bào và tế bào tăng trưởng do sự thay đổi đó. 

Sự mất cân bằng nội tiết tố khác bao gồm prolactin (kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa), insulin, yếu tố tăng trưởng và hormon tuyến giáp. Các hormon được sản xuất trong tế bào vú gửi tín hiệu cho các tế bào lân cận chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng tế bào và phân chia. Nếu quá trình này bị cản trở, sự tăng trưởng tế bào bị dừng lại và kết quả là u xơ vú.

Nhiều chị em khi phát hiện bệnh u xơ đều chọn phương pháp ngoại khoa và không được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết để đảm bảo hạn chế tái phát sau phẫu thuật.

Bs Tuần cho biết, chắc chắn rằng khối u vú đó là một u tuyến xơ và không bị ung thư vú - dựa trên kết quả của khám vú lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết. Trong một số trường hợp khối u còn nhỏ, việc điều trị là không cần thiết, nên tiếp tục theo dõi là điều rất quan trọng để đảm bảo nó không phát triển lớn hơn. 

Khi khối u từ 1- 2cm có thể bôi progesteron, uống một số sản phẩm công thức thảo dược kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn giúp điều hòa kinh nguyệt, điều hòa lượng hormone trong cơ thể ngăn cản sự hình thành u cục do rối loạn nội tiết. Nếu khối u to trên 2 cm có thể cần thiết phẫu thuật sau đó cũng nên bôi thuốc chống sẹo lồi và theo dõi tiếp.

Trường hợp của Hạnh cũng giống như nhiều bệnh nhân khác sau khi mổ xong, u xơ lại tái phát trở lại do không có biện pháp phòng ngừa.

Việc ăn uống như thế nào cũng cần thiết đối với các bệnh nhân bị u xơ, Bác sĩ Tuần cho biết i ốt là một trong những chất không thể thiếu cho bệnh nhân có u xơ. Việc nấu nướng như thế nào để đảm bảo không  bị mất đi thành phần i ốt là điều vô cùng quan trọng. 

Hiện nay, việc sử dụng nước máy sinh hoạt, trong nước máy có thành phần của Clo là một nguyên tố đẩy i ốt nên cho muối ăn vào sau khi bắc đồ ăn ra khỏi bếp để tránh i ốt bay hơi. Ngoài ra, bệnh nhân có u ơ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Điều cần thiết để khối u hạn chế tái phát cần chú ý hạn chế ăn thịt màu đỏ, nhộng tằm, trứng vịt lộn và các thực phẩm có hàm lượng nhôm và sắt tự do vượt quá ngưỡng cho phép.

AloBacsi.vn
Theo Khánh Ngọc - Infonet

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X