Hotline 24/7
08983-08983

Trên lợi cạnh ổ răng sâu xuất hiện cục đỏ đau nhức, liệu có nguy hiểm không BS?

Câu hỏi

Thưa BS, Con năm nay 18 tuổi, cách đây vài ngày con có nổi một cục đỏ trên lợi trong cùng mà chỗ đó con có một cái răng sâu đã nhổ cách đây mấy năm rồi ạ. Lúc nổi cục đó con rất nhức, nhức đến nỗi một nửa bên đầu đau luôn ạ. Con có đi mua thuốc uống thì đã không còn đau nữa nhưng cái "cục" đó vẫn còn, lúc ăn nhai thì sưng lên, ăn xong cỡ 30 phút nó lại xẹp xuống rồi cứ như vậy mấy ngày nay. Thật sự rất bất tiện thưa BS, con không biết có nguy hiểm gì không ạ?

Trả lời
Abcess do nhiễm trùng từ răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Abcess do nhiễm trùng từ răng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Cục đỏ trên lợi bạn miêu tả có thể là một abcess do nhiễm trùng từ răng hoặc nướu. Ngay vùng nổi cục đỏ nếu đã được nhổ răng thì bạn cần kiểm tra lại xem có bị sót chân răng không, hoặc răng kế cận vùng này có sâu lớn hay có miếng trám cũ lâu ngày không. Vì thông thường những răng đã chết tuỷ sẽ dẫn đến nhiễm trùng vùng chóp tạo ổ mủ ra ngoài nướu, sưng xẹp nhiều lần. Tốt nhất bạn nên đến gặp BS khám trực tiếp để sớm tìm ra nguyên nhân chính xác.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Vì sao bị áp xe chân răng, điều trị như thế nào?


Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng chóp răng và sự phá hủy của các mô quanh răng.

Áp xe quanh chóp răng có thể được hình thành từ một răng bị sâu nhưng không được điều trị, tiến triển gây hoại tử tủy; hoặc có thể do thể trạng kém, can thiệp quá mức vào vùng chóp trong điều trị tủy, chấn thương gây tổn thương chóp răng, tủy và các cấu trúc quanh chóp răng. Vi trùng xâm nhập sau một thời gian khu trú tại ống tủy sẽ vượt qua chóp răng gây nhiễm trùng các cấu trúc quanh chóp. Nhiễm trùng quanh chóp sẽ lan theo nhiều hướng và phát triển mạnh theo hướng có đề kháng ít nhất. Nhiễm trùng qua xương, đến vỏ xương làm bong vỏ xương tạo tổn thương dưới màng xương. Nếu tiếp tục di chuyển xuyên qua màng xương đến mô tế bào quanh hàm tùy theo vị trí giải phẫu của răng sẽ gây các biến chứng khác nhau: áp xe tạo túi mủ, có lỗ dò ở vị trí răng tổn thương, viêm mô tế tế bào lan tỏa vùng sàn miệng, ngách hành lang…

Ngoài ra, cũng có thể do sang thương tiến triển từ sang thương nha chu. Nhiễm khuẩn từ túi nha chu kết hợp làm mất bám dính và làm lộ chân răng, quá trình này tác động vào ống tủy phụ gây hoại tử tủy răng. Trong trường hợp bệnh nha chu nặng, nhiễm trùng tác động đến vùng chóp răng gây hoại tử tủy.

Để phòng ngừa áp xe răng, cần khám nha khoa định kỳ và lấy vôi răng 6 tháng/lần nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng; chải răng sau mỗi bữa ăn, chải răng đúng phương pháp, dùng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng; phục hồi các tổn thương như: trám các răng sâu, phục hình lại các răng mất, điều chỉnh các răng lệch lạc…


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X