Hotline 24/7
08983-08983

Toxocara canis IgG có kết quả POS: 0.498, có nên uống thuốc điều trị?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Hôm qua em có đi xét nghiệm máu về bệnh Toxocara canis IgG, kết quả là POS: 0.498. Trước đó tháng 12/2018 em bị nổi mề đay và ngứa, em cũng có đi xét nghiệm thì kết quả là POS 0.892. Thời gian vừa qua em có uống thuốc và điều trị, kết quả xét nghiệm lần 2 là 0.498 ạ. Vậy theo bác sĩ em nên uống thuốc để điều trị dứt điểm không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Xét nghiệm Toxocara canis IgG. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm Toxocara canis IgG. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nhiễm giun đũa chó là 1 trong các nguyên nhân gây nổi ban dị ứng, nhưng đây không phải bệnh nan y và có thể điều trị được, liệu trình điều trị có thể 10-14-21 ngày tùy trường hợp và sẽ đáp ứng tốt, phác đồ này có khả năng thành công rất cao và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Giun đũa chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó, mèo; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian. Khi bị nhiễm giun chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun chó. Do đó người bị nhiễm giun đũa chó sau khi điều trị mà xét nghiệm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xét nghiệm huyết thanh miễn dịch dương tính với giun đũa chó là thường gặp, không phải là bệnh còn. Thậm chí kháng thể này còn dương tính đến 1-1.5 năm sau khi nhiễm và điều trị giun đũa chó.

Nguyên nhân còn ngứa không phải do trị sán chưa sạch, mà do phản ứng của cơ thể với việc nhiễm giun vẫn chưa hết. Một số trường hợp sau điều trị nhiễm giun lại ngứa hơn là do khi giun bị “tiêu diệt” thì cũng “phóng thích vào máu một số chất” gây tăng mức độ dị ứng, nhưng tình trạng này sẽ giảm dần. Mặt khác, ngoài nhiễm sán chó thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, rượu bia, chàm tiếp xúc...

Như vậy, khi hết liệu trình điều trị sán chó thì nên ngưng thuốc trị giun, mà chỉ trị ngứa đơn thuần mà thôi, vì uống thuốc trị giun sán kéo dài không có lợi mà có hại cho gan, thận. song song đó, xem lại các yếu tố gây dị ứng khác kể trên xem có không để xử trí luôn.

Hiện tại nếu em còn ngứa nhiều thì cần khám lại tại chuyên khoa Da liễu là phù hợp nhất, để điều chỉnh thuốc giảm ngứa cho phù hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.

Phòng bệnh sán chó bằng cách:

- Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, xử lý phân của vật nuôi chôn vùi hoặc cho vào thùng rác

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với vật nuôi.

- Dạy cho các em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Không để trẻ em chơi trong các khu vực được bị dính vật nuôi hoặc phân động vật khác.

- Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng của bạn ít nhất một lần một tuần.

- Rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X