Hotline 24/7
08983-08983

Tình trạng tim của tôi ở mức độ nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị hẹp động mạch vành trái 42%; hẹp động mạch cảnh hai bên 45%; hẹp bẩm sinh đoạn A1 ĐM não trước bên phải và Block nhánh phải hoàn toàn. Xin hỏi bác sĩ tình trạng bệnh như vậy ở mức độ nào? Có ăn trứng 1 ngày 1 quả được không? Nên điều trị trị như thế nào? Xin cám ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh hẹp mạch vành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh hẹp mạch vành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tình trạng tim mạch của bạn đang ở mức độ trung bình, hẹp mạch vành nhẹ < 50% thì có thể điều trị nội khoa, tức là điều trị bằng thuốc. Nguyên nhân gây hẹp lòng mạch vành thường gặp nhất hiện nay là do xơ vữa động mạch. Yếu tố nguy cơ chính của xơ vữa động mạch là hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, ít hoạt động. Vì thế, mục tiêu điều trị là khống chế các yếu tố nguy cơ đó, tránh để mạch vành hẹp ngày càng nặng hơn. Bác sĩ Tim mạch sẽ tầm soát tất cả các yếu tố nguy cơ tim mạch cho bạn và cho thuốc phù hợp.

Về phần của bạn, bạn cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, mua máy đo huyết áp tự động để kiểm tra huyết áp tại nhà trước và sau khi ngủ dậy, tái khám định kỳ, cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá. Việc ăn 1 quả trứng 1 ngày là dư, tùy vào mức độ mỡ máu của bạn mà bác sĩ Tim mạch sẽ khuyên bạn cách ăn trứng phù hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Bệnh hẹp mạch vành tim còn có các tên gọi khác như bệnh tắc, hẹp động mạch vành; bệnh thiểu năng động mạch vành; suy mạch vành.

Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành. Những mảng xơ vữa này sẽ dày lên theo thời gian, làm thu hẹp lòng mạch, khiến lưu lượng máu về tim bị giảm sút, thậm chí ngưng trệ hoàn toàn. Cơ tim bị thiếu máu và oxy để hoạt động có thể gây ra đau thắt ngực, khó thở và nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim…

Có hai phương pháp điều trị bệnh hẹp động mạch vành tim (thiểu năng động mạch vành, suy mạch vành) là: sử dụng thuốc và phẫu thuật.

- Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh hẹp động mạch vành tim:

+ Thuốc hạ mỡ máu: có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, ngăn chặn sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch.
+ Thuốc chống đông liều thấp: giúp làm giảm đông máu, giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
+ Thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim và giảm nhịp tim.
+ Thuốc giãn mạch giúp giảm nhanh biểu hiện đau thắt ngực bằng cách làm giãn các động mạch vành.

-
Phẫu thuật và can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật thường và các can thiệp ngoại khoa như nong mạch đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, ghép tim.. được chỉ định cho các trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.

Ngoài ra người bệnh cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể nên bỏ hút thuốc lá, tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc, ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch (như rau xanh, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá…), giảm chất béo, giảm muối, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và hạn chế tối đa căng thẳng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X