Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nào giúp nhanh lành xương sau khi bị gãy không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi bị gãy xương dưới gối được chỉ định bó bột. Tôi đã bó được 6 tuần, xin hỏi BS có thuốc nào giúp mau lành xương đã gãy không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Gãy chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Gãy chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Điều trị hàng đầu trong gãy xương đó chính là cố định phần xương bị gãy, hạn chế vận động trong thời gian đầu, vấn đề này BS chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình sẽ giúp em (mang nẹp hay bó bột).

Về vấn đề dùng thuốc, thời gian đầu BS sẽ cho thuốc giảm đau ngắn hạn và bổ sung thêm calci-D, tùy cơ địa (thừa cân, thiếu cân), có bệnh gan thận gì trước đó không mà BS sẽ kê loại thuốc và liều thuốc thích hợp.

Trong vấn đề ăn uống thì không có kiêng cữ gì, ngoại trừ không nên hút thuốc lá vì thuốc lá làm chậm lành xương, hạn chế uống rượu để tránh té ngã do say xỉn. Việc ăn uống nhiều thực phẩm có hàm lượng canxi cao (như hải sản) hay uống thêm thuốc/sữa bổ sung canxi thật ra không được chứng minh là làm tăng khả năng liền xương hay rút ngắn thời gian liền xương ở người trước đây khỏe mạnh bình thường mà nên ăn uống đầy đủ chất là tốt nhất vì quá trình lành vết thương không chỉ cần canxi mà còn cần các chất khác như đạm, các vi khoáng chất, vitamin...

Bước sang giai đoạn sau, khi chỗ gãy không còn đau nữa thì để giúp lành xương nhanh chóng, em cần tập vật lý trị liệu đúng cách để tăng tuần hoàn máu, giảm biến chứng teo cơ; tái khám theo hẹn của BS để chụp phim kiểm tra xem can xương lành tốt không để tháo bột và tiếp tục tập vật lý trị liệu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bó bột chân được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương, sai khớp,… với mục đích bất động phần bị tổn thương, giúp đẩy nhanh quá trình liền xương, là một trong những phương pháp điều trị gãy xương bên cạnh điều trị phẫu thuật.

Ðể chăm sóc tốt bệnh nhân và người nhà cần chú ý như sau:

- Khám lại ngay, kể cả trong đêm nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như: đau ngày càng tăng, đau buốt, sưng nề, tê hay tím tái các đầu ngón của chi được bó bột…

- Kê cao phần chi được bó bột để tránh phù nề.

- Gồng cơ trong bột: khi được bó bột thì các cơ trong bột nếu không được vận động sẽ teo lại, gây ra rối loạn dinh dưỡng, xương chậm lành. Do đó phải gồng cơ trong bột thường xuyên và đúng cách.

- Tập vận động các phần chi không bị bất động. Vận động giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.

- Bột khô cứng sau khoảng thời gian 30-48 giờ, cho nên sau bó bột hai ngày mới có thể đi trên bột đối với bột ở chân. Bột sẽ bị vỡ nếu đi sớm hơn.

- Khi bị dính nước bột sẽ bị hư và gây hôi nên sau khi bó phải giữ bột khô. Bao bằng bọc nylon khi vệ sinh, tắm rửa.

- Bột có thể gây ngứa hay có khi bị côn trùng chui vào cắn… Không được dùng cây chọc vào để gãi, vì làm như vậy dễ gây nhiễm trùng da trong bột mà phải báo bác sĩ để được hướng dẫn.

- Tái khám theo hẹn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X