Hotline 24/7
08983-08983

Sốt và sưng đau má trái, có phải do tác dụng phụ của vắc xin?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em đang chuẩn bị có con, tiêm vắc xin MMR + thuỷ đậu + cúm cách đây 16 ngày. Trước đó sau khi tiêm em thấy cơ thể bình thường. Nhưng sau hôm qua em bị sốt và bị sưng 1 bên má trái dưới tai, cảm giác chỗ sưng đau 1 chút, em có mua thuốc ở tiệm thuốc tây uống. Cho em hỏi là em bị như vậy có phải do tác dụng phụ của thuốc không ạ? Nếu như vậy thì các tác dụng phụ này bao lâu thì hết ạ? Và có nguy hiểm không? Em chân thành cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sưng đau má trái sau tiêm vắc xin MMR. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sưng đau má trái sau tiêm vắc xin MMR. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Vắc xin phòng quai bị rất an toàn và tác dụng phụ thường nhẹ. Vắc xin có thể gây hơi đau và sưng tại nơi tiêm và sốt nhẹ, nhưng thường xảy ra vào ngày 1-2 sau tiêm. Thời gian ủ bệnh của quai bị cũng chỉ khoảng 1 tuần (trong trường hợp nghi ngờ bạn mắc bệnh).

Do đó nếu sau hơn nửa tháng tiêm ngừa mới bị sốt và sưng vùng má thì bạn nên tới bác sĩ khám để tìm nguyên nhân khác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh quai bị, hay còn gọi là bệnh má chàm bàm, là bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Thời gian từ lúc bạn nhiễm phải virus và bị bệnh kéo dài từ 12 đến 24 ngày. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đôi khi gây ra các biến chứng khác nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh có thể lây truyền qua nước bọt, nhưng bệnh không dễ lây như bệnh sởi hoặc thủy đậu. Những người bị quai bị thường có nhiều khả năng lây nhiễm nhất từ hai ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đến sáu ngày sau khi các triệu chứng kết thúc.

Bệnh thường xuyên tấn công trẻ em từ 2-14 tuổi. Trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt ít hơn 1 tuổi thường rất hiếm khi bị quai bị. Điều này có thể là do trẻ dưới 2 tuổi vẫn có kháng thể tốt từ mẹ.

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em thường xuất hiện với các triệu chứng sốt sớm, khoảng 39,4°C, tiếp theo là sưng các tuyến nước bọt trong vài ngày tới. Các tuyến sẽ tiếp tục sưng và đau trong 1-3 ngày. Vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.

Các triệu chứng bệnh quai bị thường gặp bao gồm:

- Đau mặt hoặc 2 bên má;
- Đau khi nhai hoặc nuốt;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Viêm họng;
- Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai;
- Đau tinh hoàn, sưng bìu;

Nếu không được điều trị đúng cách, quai bị có thể dẫn đến các biến chứng. Tuy nhiên, những biến chứng này hiếm khi xảy ra. Bên cạnh gây viêm các tuyến mồ hôi, quai bị cũng có thể gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và các cơ quan sinh sản. Một số biến chứng của quai bị gồm:

- Viêm tinh hoàn
- Viêm màng não
- Viêm não
- Viêm tụy
- Bệnh chàm

Thường mất 10 ngày để khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị. Chườm lạnh lên hàm có thể giúp xoa dịu cơn đau và đắp khăn ấm để hạ sốt. Uống nhiều nước hơn (tránh các nước chua), tránh thức ăn cay và quá cứng. Bạn hoặc trẻ nên ở nhà cho đến khi khỏi bệnh và không còn khả năng lây bệnh.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh quai bị:

- Uống nhiều nước (trừ nước có vị chua);
- Ở nhà để tránh lây cho người khác. Đồng thời, hãy nghỉ ngơi khi bạn bị sốt và cho tới khi khỏe lại;
- Chườm túi nước đá gần tinh hoàn để giảm đau nếu tinh hoàn bị ảnh hưởng;
- Chườm khăn mát lên hàm khi thấy khó chịu;
- Ăn thức ăn mềm và không dùng thức ăn gây kích thích tiết nhiều nước bọt hoặc cần phải nhai nhiều.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X