Hotline 24/7
08983-08983

Sốt cao 40 độ sau 2 tuần bị chuột cắn, cháu nên làm gì?

Câu hỏi

Thưa BS, Cháu bị chuột cắn và sau khi bị cắn có chảy máu, cháu đã bóp hết máu ở vết cắn đi và sát trùng bằng oxi già, sau 2-3 ngày thì có sốt 39.1 độ. Vết thương đã lành lại và bong vảy. Sau khoảng 2 tuần nữa thì sốt nặng đến 40 độ. Mong BS xem xét và đưa ra biện pháp giải quyết giúp cháu ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chuột cắn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chuột cắn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Đức Toàn,

Các bệnh lý có thể gặp từ vết thương do chuột cắn là:

- Bệnh do virus Hantavirus ở chuột: Loại virus Hantavirus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột, kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus. Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn.

- Bệnh Leptospirose - bệnh vàng da xuất huyết.

- Bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella,…

Khi chẳng may bị chuột cắn, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại. Hầu hết các loại bệnh còn lại do chuột gây ra đều chưa có Văcxin phòng ngừa, do đó nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường như sốt, đau cơ, nổi hồng ban... thì cần đến cơ sở y tế ngay.

Hiện tại em có 1 triệu chứng bất thường nguy hiểm sau khi bị chuột cắn là sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt chỉ là phương án cầm chừng, em cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị bệnh sớm, đăng ký khám chuyên khoa Nhiễm, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Các vết cào cắn do chuột có thể là đường vào của các bệnh như Dại, Sốt chuột cắn...

Các vết thương cần được chăm sóc y tế đúng mức như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidin, có bán ở hầu hết các hiệu thuốc tây.

Người bị thương cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.

- Kiểm soát sự phát triển của chuột:

+ Biện pháp dân gian nuôi mèo bắt chuột vẫn được coi là biện pháp hiệu quả và an toàn. Các biện pháp như đặt bẫy lồng, keo dính cũng được khuyến khích sử dụng trong hộ gia đình.

+ Sử dụng hóa chất để diệt chuột.

+ Tại đô thị, nếu phát hiện xác chuột trong khuôn viên nhà, phải mang găng tay cao su cho xác chuột vào bao nilon nhiều lớp, gói kín lại và bỏ vào thùng rác.

+ Tại khu vực nông thôn hoặc vùng ven có nhiều đất trống, việc chôn lấp xác chuột được khuyến khích thực hiện.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, hạn chế nơi ẩn náu của chuột và xử lý vệ sinh tại những nơi có chuột:

+ Giữ gìn nhà cửa gọn gàng sạch thoáng, không chất đống các đồ đạc không dùng đến sẽ giúp hạn chế sự tồn tại của chuột trong nhà. Các cánh cửa nhà, cửa tủ đóng kín cũng sẽ ngăn cản chuột xâm nhập từ bên ngoài.

+ Bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

+ Sử dụng găng tay cao su lúc dọn dẹp nhà cửa khi nghi ngờ có chuột để tránh sự tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu và phân chuột.

+ Nếu phát hiện có phân hoặc nước tiểu của chuột, phải dùng nước Javel pha theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn chai để lau sạch bề mặt ô nhiễm, sau đó lau lại bằng nước sạch và lau khô.

+ Không nên quét khô ở những bề mặt nhiễm phân và nước tiểu của chuột vì có thể hít phải bụi hoặc những giọt nước nhỏ mang mầm bệnh.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X