Hotline 24/7
08983-08983

Sơ cứu gẫy xương

"Xin cho biết cách sơ cứu khi bị gẫy xương".

Khi gẫy xương, điều quan trọng nhất là phải giữ cố định cho đến khi xương được xếp về đúng vị trí và quá trình lành xương bắt đầu. Trong các trường hợp gẫy xương thông thường, vùng tổn thương bị sưng, đau và mất vận động, các đầu xương có thể cọ vào nhau. Trường hợp gẫy xương khiến da bị rách, xương lòi ra khỏi vết thương gọi là gẫy hở.

Cách sơ cứu: Dùng một miếng gỗ thẳng, một bìa cứng làm nẹp hoặc bó chân gẫy vào chân lành để tránh cử động các khớp phía trên và dưới tổn thương, đồng thời giúp giảm đau. Nếu bệnh nhân không di chuyển được, cần gọi nhân viên y tế đến sơ cứu rồi chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Trong trường hợp gẫy xương nhỏ, cần băng kín vùng bị rách bằng vải sạch (tuyệt đối không cố gắng sắp xếp lại xương đã gẫy) rồi chuyển gấp bệnh nhân đến bệnh viện.

Trường hợp gẫy cột sống cổ hoặc thắt lưng, tuyệt đối không được di chuyển bệnh nhân cho đến khi có sự trợ giúp của y tế chuyên khoa. Lúc đó, phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Không được di chuyển hoặc thay đổi tư thế bệnh nhân. Quấn vải xung quanh cổ để tránh cử động cổ và không để cổ quay đi quay lại.
 
Khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, cần giữ cơ thể bệnh nhân luôn luôn thẳng, không bị gấp về bất cứ hướng nào. Dấu hiệu nhận biết gẫy cột sống cổ là đau nhiều ở cổ, có cảm giác kiến bò ở chi hoặc không cử động được chi. Dấu hiệu gẫy cột sống thắt lưng là đau lưng dữ dội, cảm giác như bị "cắt làm đôi" hoặc mất cảm giác ở chi.
 
AloBacsi.vn
Theo Lao động/ BSGĐ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X