Nước mã đề giải nhiệt mùa hè có thể trở thành "thuốc độc" với những người này!
Nhiều người có thói quen uống nước mã đề để giải nhiệt vào mùa hè, tuy nhiên theo đông y người dân không nên dùng tùy tiện sẽ phản tác dụng nhất là đối với trẻ nhỏ, bà bầu và người mắc bệnh thận.
Mùa hè đến là lúc các loại nước thảo mộc từ cây cỏ thường được người dân tận dụng sắc để uống giải nhiệt đặc biệt là cây mã đề được nhiều người lựa chọn.
Nói tới công dụng của cây mã đề, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Lương Y Bùi Hồng Minh thông tin trên Zing News, nước lá cây mã đề rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận. Trong dân gian thường dùng mã đề để điều trị tiểu buốt.
Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau có vị ngọt tính lạnh, không độc đi vào 3 kinh (thận, bàng quang, phế) có lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, chất kháng sinh gây bệnh ngoài da chữa lỵ cấp.
Mã đề còn được dùng chữa ho có đờm do nhiệt, viêm khí quản, tiểu ra máu, sỏi thận, chảy máu cam, nôn ra máu. Loại lá này không dùng một mình mà thường kết hợp với các vị thuốc khác hãm thành nước chè.
Nói tới công dụng của cây mã đề, Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Lương Y Bùi Hồng Minh thông tin trên Zing News, nước lá cây mã đề rất mát, có tác dụng bổ thận, đào thải chất độc cho thận. Trong dân gian thường dùng mã đề để điều trị tiểu buốt.
Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tên gọi khác nhau có vị ngọt tính lạnh, không độc đi vào 3 kinh (thận, bàng quang, phế) có lợi tiểu, tiêu thũng, tiêu phù, chất kháng sinh gây bệnh ngoài da chữa lỵ cấp.
Mã đề còn được dùng chữa ho có đờm do nhiệt, viêm khí quản, tiểu ra máu, sỏi thận, chảy máu cam, nôn ra máu. Loại lá này không dùng một mình mà thường kết hợp với các vị thuốc khác hãm thành nước chè.
Mã đề là loại cây được sử dụng giải nhiệt rất tốt nhưng không được lạm dụng vì sẽ có tác dụng phụ. Ảnh minh họa
Do đó, lương y khuyến cáo mã đề không phải là loại cây thuốc dùng kéo dài. Loại cây này cũng được xếp vào loại cây dược liệu, khi dùng cần phải có định lượng, thời gian nhất định.
Đặc biệt, người đi tiểu nhiều, trẻ nhỏ thường xuyên tiểu dầm không nên dùng nước mã đề sẽ kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng nước mã đề uống có thể dẫn tới sảy thai. Người thận yếu, suy thận mạn tính tuyệt đối không nên dùng loại cây này. Người khỏe mạnh hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh phải dậy đi tiểu vào ban đêm.
Theo chuyên gia này, khi dùng nước cây mã đề làm nước uống, người dân chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ ngày 1-2 ly (150 ml) dùng 4-5 ngày dừng. Khi uống loại nước này, cần chú ý tránh các loại chất kích thích cà phê, rượu, bia, gia vị nóng.
Đồng quan điểm với lương y Bùi Hồng Minh, trước đó PGS Nguyễn Thị Bay, ĐH Y Dược TPHCM cũng cho biết trên báo VnExpress, các dược thảo thường được dùng để nấu nước có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như mã đề, rễ cỏ tranh, râu bắp, lẻ bạn, mía lau, lá thuốc dòi... được cấu tạo thành các công thức chỉ định trong từng trường hợp riêng.
Nhiều người cứ nghĩ nước thảo mộc là vô hại nên sử dụng tùy tiện. Trên thực tế, mỗi loại dược thảo đều có công dụng và những kiêng cữ, lưu ý riêng. Tuy nước thảo mộc có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng nếu chúng ta lạm dụng thì cũng có khả năng nguy hại đến cơ thể, nhất là khi cơ thể đang có mắc một số bệnh mãn tính.
Cũng theo PGS Nguyễn Thị Bay, do ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái, nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Hơn nữa dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu, có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali...
Nhiều người cứ nghĩ nước thảo mộc là vô hại nên sử dụng tùy tiện. Trên thực tế, mỗi loại dược thảo đều có công dụng và những kiêng cữ, lưu ý riêng. Tuy nước thảo mộc có nhiều công dụng tốt với sức khỏe nhưng nếu chúng ta lạm dụng thì cũng có khả năng nguy hại đến cơ thể, nhất là khi cơ thể đang có mắc một số bệnh mãn tính.
Cũng theo PGS Nguyễn Thị Bay, do ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược dùng trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái, nhưng mặt khác có thể có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính. Hơn nữa dùng nhiều hoặc dùng lâu dài thuốc có chất lợi tiểu, có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali...
Theo An Dương - Chất lượng Việt Nam
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình