Hotline 24/7
08983-08983

Nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa, xét nghiệm giun âm tính, dấu hiệu bệnh gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị nổi mẩn đỏ, riêng mặt và phần chân không nổi và không ngứa gì cả. Em có đi khám bác sĩ nói nghi vấn bị giun chó hoặc giun lươn nhưng xét nghiệm 2 cái đó âm tính. Mong bác sĩ tư vấn dùm em với ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nổi mẩn đỏ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi mẩn đỏ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Tiến Châu,

Nước ta là vùng dịch tễ của nhiễm giun sán. Giun sán có thể bị nhiễm qua đường ăn uống, do ăn thức ăn không sạch, chưa chín kỹ (rau sống, thịt tái, sushi...), uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau sống chưa được rửa sạch, qua bàn tay bẩn, qua nguồn nước không vệ sinh, qua sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất và qua cả nguồn không khí bị ô nhiễm. Triệu chứng của nhiễm giun sán có thể lẫn trong các bệnh lý khác, bao gồm rối loạn tiêu hóa, xanh xao, đau bụng, dị ứng da, mẩn đỏ trên da...

Như vậy, khi người bệnh có triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da thì bác sĩ có thể tầm soát tình trạng nhiễm giun sán cho bệnh nhân, trong đó 2 loại giun sán thường gặp gây ra tình trạng này là giun chó và giun lươn. Kết quả của em âm tính hết tức là em không bị nhiễm 2 loại giun này, như vậy bác sĩ sẽ kiểm tra các nguyên nhân khác cho em.

Tôi không khám trực tiếp cho em nên không thể kết luận em bị bệnh gì được với dữ liệu mà em cung cấp, nhưng với tình trạng bệnh lý của em, chuyên khoa Da liễu là nơi phù hợp nhất để em theo dõi và điều trị bệnh, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giun lươn là loại giun tròn nguy hiểm nhất trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa ở người vì chúng có thể tự nhân lên trong cơ thể (do quá trình tự nhiễm). Giun lươn sống ở ruột non, tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh, trong khi đó việc điều trị còn nhiều hạn chế.

Điều trị theo nguyên tắc ưu tiên nguyên nhân gây bệnh, kết hợp điều trị viêm da, giảm ngứa.

- Điều trị thuốc đặc hiệu.

- Điều trị triệu chứng, giảm đau, kháng viêm, kháng Histamin.

- Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm giun lươn lan tỏa (Disseminated Strongyloidiasis) đều cần phải được điều trị tại tuyến chuyên khoa.

Việc điều trị giun lươn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ tái nhiễm cao do thiếu quan tâm của các thầy thuốc lâm sàng. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên lưu ý các vấn đề sau đây để hạn chế sự nhiễm bệnh, tái nhiễm và lây lan trong cộng đồng:

- Vệ sinh môi trường: Quản lý tốt phân, nước, rác.

- Vệ sinh cá nhân, không phóng uế bừa bãi.

- Áp dụng các biện pháp phòng hộ trong lao động và sinh hoạt hàng ngày. Những người thường hay tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng.

- Nên chủ động khám, xét nghiệm định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể, ăn nhiều rau, trái cây tươi, luyện tập thể thao hàng ngày để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng suy giảm miễn dịch làm bùng phát bệnh giun lươn lan tỏa.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X