Hotline 24/7
08983-08983

Nói không với các loại hạt bị mốc để ngừa bệnh ung thư hiểm nghèo

Những thực phẩm trở thành “sát thủ” gây ung thư nhưng nhiều người không biết, đang ăn hàng ngày. Đứng đầu danh sách là các loại đậu, hạt, đồ khô bị mốc

1. Đậu phọng mốc, các loại đậu, hạt, bánh mốc

Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin không bị hủy hoàn toàn nên vẫn gây độc hại cho cơ thể. Do đó khi ăn cần kiểm tra kỹ, nếu thấy có dấu hiệu mốc hoặc chớm mốc, nghi mốc, đều phải dứt khoát loại bỏ.

Xin nhớ, ngay cả khi chúng ta đun nấu trong nhiệt độ cao, aflatoxin có trong lạc mốc cũng không biến mất hay phân hủy dưới tác dụng của nhiệt mà sẽ trực tiếp được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống. Vì vậy, khi lạc xuất hiện tình trạng mốc hay hư hỏng chúng ta nên lập tức hủy bỏ tránh để người thân trong gia đình ăn phải aflatoxin.

Nhiều người có thói quen chà sạch nấm mốc ở đậu phộng, đậu, phơi khô rồi đem dùng lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, cách làm này không giúp loại bỏ độc tố và dễ gây ung thư cho người sử dụng.

Aflatoxin được biết đến là một trong những chất gây ung thư gan mạnh nhất tác động qua đường miệng - nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày có thể dẫn đến ung thư gan hơn 1 năm sau.

Sử dụng lại số lạc, đậu bị mốc đó sau khi chỉ chà xát và phơi khô là việc làm sai khoa học, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Đây là vấn đề mà nhiều gia đình hiện nay chưa nắm được. Họ chỉ suy nghĩ đơn giản là trông đã sạch nấm mốc là đã hết độc.

Chất Aflatoxin không chỉ độc vì có nhiều trong thực phẩm khô, gây nên bệnh ung thư gan mà còn độc ở sự tồn tại dai dẳng của nó. Nó được sinh ra dưới dạng là chất hóa học, vì thế chất Aflatoxin không bị mất đi khi xử lý ở nhiệt độ nóng hay thậm chí là nhiệt độ sôi (1000C). Để loại bỏ chất độc này cần nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi, tuy nhiên, việc đó cũng chỉ giúp hạn chế một phần nào chứ không loại bỏ được hoàn toàn. Cụ thể, với nhiệt độ rang, sấy từ 1500C đến hơn 2000C sẽ loại bỏ được một phần nấm mốc.

Ðể phát triển, nấm mốc cần phải có môi trường phù hợp với chúng, đó là độ ẩm cao và nhiệt độ nóng ấm thích hợp. Các nghiên cứu cho thấy, Aspergillus flavus chủ yếu xâm nhập khi hạt lạc còn chứa 15 - 20% hàm lượng nước, nếu dưới 9% nước thì loại nấm mốc này không thể nào phát triển được. Với gạo, hàm lượng nước dưới 12%, mốc sẽ không phát triển được. Vì vậy, theo các chuyên gia, muốn bảo quản và dự trữ lạc, chúng ta cần phải phơi khô, loại bỏ hết những hạt giập vỡ, hạt nhăn nheo, hạt nghi mốc. Nếu trong quá trình bảo quản có những hạt chớm mốc thì những bào tử mốc sẽ nhanh chóng lây lan sang những hạt lạc lành. Gạo cũng cần bảo quản nơi khô ráo, kho bảo quản phải thông thoáng.

Trong gia đình, khi sử dụng lương thực, thực phẩm cần kiểm tra kỹ, nếu nghi ngờ mốc, chớm mốc đều phải kiên quyết hủy bỏ, không được tiếc rẻ để dùng. Các loại bánh chớm mốc dù chưa bị chua cũng nên loại bỏ.

Độc tố Aflatoxin thường có trong các thực phẩm khô đã lên mốc. Aflatoxin là độc tố vi nấm sản sinh tự nhiên bởi một số loài Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Ngoài việc gây ngộ độc cấp tính (liều gây chết người khoảng 10mg), độc tố Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

 

2. Khoai tây xuất hiện đốm đen

Khi khoai tây có dấu hiệu biến dạng, mốc và xuất hiện đốm đen có nghĩa là khoai tây đã hỏng và bị nhiễm khuẩn. Sau khi ăn phải sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao thậm chí là hen suyễn và co giật. Bên cạnh đó, việc ăn loại khoai tây này trong một thời gian dài có khả năng dẫn đến suy gan nghiêm trọng do vi khuẩn từ khoai tây xâm nhập phá hoại các tế bào trong cơ thể.

3. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm chứa rất nhiều solanine - một chất cực độc. Chúng ta có thể bị ngộ độc sau khi ăn và có các triệu chứng như đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. Ngay cả khi chúng ta loại bỏ các mầm trên củ khoai, solanine vẫn còn trong khoai tây và khiến chúng ta ngộ độc như thường.

4. Thực phẩm muối chua và thực phẩm có chất bảo quản

Thịt xông khói, xúc xích, kimchi, dưa muối và các loại thực phẩm khác thường được ưa thích vì có hương vị thơm ngon và dễ dàng bảo quản. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này có chứa nitrat và nitrit, nếu thường xuyên sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc ung thư cao.

5. Đồ ăn để qua đêm

Nhiều người có thói quen tiết kiệm, thường bảo quản thức ăn dư thừa trong tủ lạnh và tái sử dụng vào ngày hôm sau. Điều này vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Trong thức ăn dư thừa chứa nhiều nitrit, nếu được sử dụng quá nhiều dễ dẫn đến ung thư, đặc biệt là các chế phẩm từ thịt và rau.

6. Đỗ xanh chưa nấu chín

Đỗ xanh sống chứa saponin, phytohemagglutinin và các chất khác. Việc ăn đỗ xanh chưa nấu chín sẽ khiến chúng ta khó chịu trong cơ thể và có các biểu hiện như nôn mửa, ngộ độc.

AloBacsi tổng hợp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X