Hotline 24/7
08983-08983

Những vị trí trên cơ thể có thể tiêm thuốc?

Câu hỏi

Ai trong chúng ta cũng từng trải qua việc tiêm thuốc, có thể là vắc xin hay thuốc điều trị bệnh. Thường thì chúng ta được tiêm vào vai, nhưng cũng còn nhiều vị trí khác có thể tiêm được. Xin hỏi bác sĩ, đó là những vị trí nào, và mục đích khi chọn các vị trí đó để tiêm khác nhau như thế nào ạ?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Các vị trí tiêm thuốc:

- Tiêm dưới da: là dùng bơm kim tiêm đưa một lượng dung dịch thuốc vào tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân. Tất cả những vùng da trên cơ thể đều có thể tiêm được vì tổ chức dưới da ít gặp các mạch máu, thần kinh lớn: mô dưới da mềm, ít cọ xát, ít bị nhiễm khuẩn, ít đau. Các vị trí thường tiêm: mặt ngoài cánh tay, vùng cơ tam đầu cánh tay, có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai... Nếu tiêm nhiều lần cần phải thay đổi vị trí tiêm, tránh tiêm vào mũi kim cũ.

- Tiêm bắp thịt: là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt của bệnh nhân.

- Thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn tiêm dưới da.

- Cơ được tưới máu nhiều và luôn luôn co bóp, quá trình hấp thu thuốc tại bắp thịt nhanh hơn ở mô liên kết dưới da. Cảm giác đau tại cơ không nhạy bằng mô dưới da nên có thể tiêm vào bắp thịt những thuốc kích thích mạnh như penicillin, streptomycin, quinin, emetin, huyết thanh chữa bệnh hoặc máu cũng có thể tiêm vào bắp thịt.

- Vùng tiêm:

+ Vùng cánh tay: cơ delta, cơ tam đầu cánh tay (mặt trước ngoài).

+ Vùng đùi: mặt trước ngoài, đoạn 1/3 giữa đùi, vùng tiêm vào cơ tứ đầu đùi là vùng rộng, cơ to và dày ít, mạch máu và dây thần kinh.

+ Vùng mông: vùng mông có các mạch máu lớn và thần kinh hông to chạy qua vì vậy cần phải xác định vị trí tiêm thật chính xác để tránh tiêm vào dây thần kinh hông to, gây liệt chân bệnh nhân.(Vùng mông được giới hạn bởi 4 đường: Phía trên: đường nối 2 mào chậu. Phía dưới: nếp lằn mông. Phía trong: rãnh liên mông.Phía ngoài: mép ngoài mông.)

- Tiêm trong da: là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ bằng 1/10ml vào lớp thượng bì; thuốc hấp thu rất chậm.

Tiêm trong da thường tiêm vào vùng da 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay vì chỗ đó da mỏng dễ tiêm, da có màu nhạt, dễ phân biệt. Nếu có phản ứng cục bộ cũng dễ phát hiện. Ngoài ra còn có thể tiêm vào vùng da ở bả vai, vùng da cơ delta cánh tay, khi tiêm phải tránh các mạch máu.

- Tiêm tĩnh mạch : là dùng bơm kim  tiêm đưa 1 lượng thuốc vào tĩnh mạch. Trong tiêm tĩnh mạch, thuốc sẽ tác dụng tức thì, bởi vì thuốc được tiêm trực tiếp vào hệ tuần hoàn máu.

Tiêm: thường 1 góc 30 – 40º so với bề mặt của da, tùy theo vị trí tĩnh mạch cần tiêm.

Vị trí tiêm: Các tĩnh mạch ngoại biên. Ưu tiên chọn các tĩnh mạch phải to, rõ, ít di động, mềm mại, không gần khớp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Vị trí tiêm thuốc ở mông sưng đau, gây nóng sốt và mệt mỏi?

>>Vì sao bắp tay bị đau tê sau tiêm thuốc?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X