Những đối tượng nào không nên nội soi dạ dày?
Câu hỏi
Xin hỏi BS,
Những đối tượng nào không nên nội soi dạ dày? Bố tôi 79 tuổi, cả tuần nay ăn uống không ngon miệng, đầy bụng, chậm tiêu, gia đình muốn đưa bố đi nội soi kiểm tra nhưng rất lo lắng vì ngoài tuổi tác cao thì bố còn mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, mỡ trong máu. Mong BS cho lời khuyên giúp gia đình.
Trả lời
Nội soi dạ dày không giành cho ai? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Thông thường những người có bệnh tim mạch và phổi nặng hoặc một số bệnh cấp cứu như viêm phúc mạc không được chỉ định để nội soi vì rủi ro quá lớn so với lợi ích mà người bệnh có được khi nội soi. Riêng tuổi cao, mắc bệnh tim mạch và tiểu đường nhưng không quá nặng, nếu có chỉ định vẫn nội soi được. Có chỉ định ở đây hàm ý việc nội soi có giúp ích cho việc cung cấp thông tin cho chẩn đoán và điều trị.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Nội
soi dạ dày là một xét nghiệm được thực hiện để quan sát trực tiếp hình
ảnh bên trong dạ dày - tá tràng thông qua một ống dài linh động, có
nguồn đèn sáng và camera ở đầu. Ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng và
họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực quản rồi xuống dạ dày, tá tràng
(phần đầu của ruột non). Video camera trong ống nội soi sẽ truyền hình
ảnh lên một màn hình TV.
Hiện nay có thêm phương pháp nội soi dạ
dày mới là nội soi qua đường mũi. Phương pháp nội soi với ống nội soi
khẩu kính nhỏ hơn (đường kính 5,9mm) được đưa qua mũi xuống vùng hầu
họng để khảo sát thực quản, dạ dày đã giúp người bệnh có cảm giác dễ
chịu hơn, không còn nổi lo sợ khi được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày.
Những ai cần phải thực hiện nội soi:
-
Những bệnh nhân thường xuyên có những triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng,
đau thượng vị, buồn nôn hoặc nôn, khó nuốt, nôn hay đi ngoài ra máu…
Dựa vào kết quả nội soi, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác bệnh
và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
- Ngay cả những bệnh
nhân đã được chẩn đoán rõ về bệnh thì bệnh nhân cũng có thể được chỉ
định nội soi dạ dày để tìm xem có nhiễm vi khuẩn hay tìm ung thư.
- Sau quá trình điều trị bệnh nhân cũng cần nội soi lại để đánh giá kết quả.
Những chú ý sau khi nội soi dạ dày:
-
Sau nội soi, nếu bệnh nhân có sử dụng thuốc an thần sẽ được đưa đến
phòng hồi sức để theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp. Khi đã ổn định, bệnh
nhân sẽ trở lại phòng bệnh hoặc về nhà nếu ngoại trú. Lúc này bệnh nhân
cần có nhà đưa về, không tự đi một mình.
- Không nên ăn uống bất kỳ một thứ gì trong vòng một giờ sau nội soi hoặc trước khi có sự đánh giá của bác sĩ.
- Một số vấn đề thường gặp sau khi soi dạ dày: Cảm giác đau họng ít, Bụng có cảm giác chướng hơi nhẹ.
Nội
soi là phương tiện hữu hiệu trong việc chẩn đoán và phát hiện bệnh dạ
dày. Bên cạnh những can thiệp của các kỹ thuật tiên tiến trong y học
ngày nay thì những người mắc bệnh dạ dày cần tuân thủ đúng những lời
khuyên của các bác sĩ đưa ra như vậy thì quá trình điều trị sẽ thành
công 1 cách nhanh hơn.
|
ThS.BS Nguyễn Phước Lâm
Trưởng khoa Nội soi, BV Quốc tế City