Hotline 24/7
08983-08983

Những điều cần biết khi khám BHYT tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM

Câu hỏi

Khi em khám ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM và có BHYT thì cần thủ tục gì để được thanh toán ạ.

Trả lời

Thưa bác sĩ,

Khi em khám ở Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM và có BHYT thì cần thủ tục gì để được thanh toán ạ.

Em cảm ơn.

(Thanh Huyền - TPHCM)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chị Huyền thân mến,

Khi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM có BHYT chị cần mang theo: Thẻ BHYT phải còn thời hạn sử dụng (bản chính + 1 bản photo); Giấy tờ tùy thân có dán ảnh và có mộc giáp lai trên ảnh (trừ trẻ em dưới 6 tuổi, bản chính + 1 bản photo); Giấy chuyển tuyến (có giá trị sử dụng trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký, bản chính + 1 bản photo) và chỉ nộp vào lần đầu tiên sử dụng Giấy chuyển tuyến mới.

Lưu ý: Nếu chị chưa chuẩn bị kịp giấy tờ photo thì tại bệnh viện có bộ phận Chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ photo (miễn phí).

Chị chỉ nộp đủ các giấy tờ nêu trên vào lần khám đầu tiên hoặc khi sử dụng Giấy chuyển tuyến mới. Nếu tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, người bệnh chỉ cần xuất trình thẻ BHYT và Giấy tờ tùy thân (bản chính).

Các trường hợp cần nộp Giấy chuyển tuyến mới:

- Người bệnh đến khám bệnh BHYT lần đầu tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM

- Người bệnh tái khám không đúng hẹn tái khám theo quy định.

- Người bệnh mới sử dụng thẻ BHYT lần đầu.

- Người bệnh chuyển trái tuyến sang đối tượng BHYT đúng tuyến.

- Thẻ BHYT hết hạn và được cấp thẻ BHYT mới.

- Lần khám đầu tiên vào đầu mỗi năm Dương lịch.

Quy định của Bộ Y tế về việc sử dụng Giấy chuyển tuyến:

+ Các trường hợp mắc các bệnh lý các bệnh lý Huyết học mạn tính: được sử dụng Giấy chuyển tuyến 1 lần trong năm dương lịch. Danh mục các bệnh lý Huyết học mạn tính được sử dụng Giấy chuyển tuyến một lần trong năm Dương lịch như sau:

STT

TÊN BỆNH

01

Ung thư

02

Đa hồng cầu

03

Thiếu máu bất sản tủy

04

Thiếu máu tế bào hình liềm

05

Thiếu máu tán huyết di truyền khác

06

Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

07

Tan máu tự miễn

08

Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch

09

Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm

10

Bệnh Hemophilia

11

Các thiếu hụt yếu tố đông máu

12

Các rối loạn đông máu

13

Von Willerbrand

14

Bệnh lý chức năng tiểu cầu

15

Hội chức thực bào máu

16

Hội chứng Anti-phospholipid

17

Suy tủy

18

Tăng sinh tủy

19

Lupus ban đỏ

20

Hội chứng loạn sản tủy xương

21

Xơ tủy

22

Hội chứng Evans

23

Hội chứng tăng tiểu cầu tiên phát

24

Bệnh lý gama đơn dòng

25

Thiếu máu thiếu G6PD

26

Bệnh mô bào của tế bào Langerhan

27

Các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người

+ Các trường hợp khác: mỗi giấy chuyển tuyến được sử dụng 2 lần: 1 lần khám theo giấy chuyển tuyến và 1 lần khám tiếp theo nếu bác sĩ có hẹn tái khám. Từ lần tái khám thứ 3 trở đi, người bệnh phải có Giấy chuyển tuyến mới.

Nếu cần thêm thông tin, chị Huyền và bạn đọc có thể liên hệ bộ phận Chăm sóc khách hàng để được tư vấn (ĐT: 028 39 251 184 - Hotline: 0941 697 766).

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X