Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở trẻ em

Con em đi khám mắt và được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể. Bác sĩ chỉ định cần phải phẫu thuật, nhưng em vẫn băn khoăn, lo lắng.

Vậy, xin quý báo cho biết nguyên nhân đục thủy tinh thể ở trẻ em và sau khi phẫu thuật có ảnh hưởng gì đến khả năng nhìn của bé.
 
Nguyễn Hà (Gia Lai)
 
Có rất nhiều nguyên nhân gây đục thể thủy tinh ở trẻ trong đó hay gặp là đục thể thuỷ tinh bẩm sinh hoặc ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Chủ yếu có 2 nguyên nhân chính, do di truyền và do nhiễm khuẩn trong thời kì người mẹ thai nghén, đặc biệt là các bệnh do virut (rubeon, herpet, cúm, quai bị,...).
 
Đục thủy tinh thể có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc cả 2 mắt. Còn đục thuỷ tinh thể bệnh lí do các bệnh tại mắt như viêm màng bồ đào, bong võng mạc, u nội nhãn,... hoặc do các chấn thương. Một số dạng đục này tiến triển từ từ sau hàng tuần hoặc nhiều tháng, dạng khác xuất hiện ngay trong lúc bị chấn thương
 
Mặc dù phẫu thuật đạt kết quả cao nhưng vẫn có thể gặp xuất huyết, nhiễm khuẩn, bong võng mạc... Tuy nhiên, với trẻ đục thủy tinh thể, việc đặt thể thủy tinh nhân tạo nằm ở vị trí tự nhiên của thủy tinh thể tạo điều kiện tốt nhất để nâng cao thị lực và phục hồi chức năng thị giác. Lưu ý, sau phẫu thuật trẻ nhỏ có nguy cơ phát triển nhược thị ngay cả khi đã được phẫu thuật đạt kết quả cao và điều chỉnh quang học tốt.
 
Do vậy sau mổ trẻ cần phải tập luyện bằng cách bịt mắt lành nhằm phục hồi thị lực lâu dài và tuân thủ đúng việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt.
 
AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Huy - Sức khỏe & Đời sống


Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X