Hotline 24/7
08983-08983

Người nổi nhiều hạch, họng vướng víu, dấu hiệu ung thư?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, tình hình bệnh tật của em như sau: tháng 4 em đi khám Bệnh viện 108, bác sĩ chẩn đoán em bị thoát vị L4, L5, S1. Em uống thuốc đến nay đã đỡ 80%, gần như không thấy rát lưng nữa nhưng vẫn còn tê bì chân tay và nhức xương. Tháng 6 vừa rồi em phát hiện hạch mọc ở hai bên hàm, mỗi bên vài cái, sau cổ gáy và sau mang tai, nách và bẹn. Em có khám bác sĩ cho nội soi đại tràng dạ dày, giờ em lại thấy họng cảm giác vướng víu. Em có thử soi và thấy cục nhỏ nổi gần amidan. Bác sĩ xem em có phải ung thư vòm họng không? Em rất lo lắng, hạch em nổi như vậy có phải triệu trứng báo ung thư không ạ, rất nhiều hạch ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em rất hoang mang.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM



Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Hạch cổ to có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, như hạch viêm do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng, hạch lao, ung thư hạch, hoặc ung thư di căn hạch… Kết quả siêu âm gợi ý nhiều là hạch lành tính, khả năng là hạch viêm phản ứng. Chẩn đoán này phù hợp với tình trạng viêm họng sung huyết mà bạn đang mắc phải.

Các hạt nhỏ ở thành sau họng thường gặp trong những trường hợp viêm họng tái đi tái lại nhiều lần, mà nguyên nhân chính trong trường hợp này có lẽ là do trào ngược dạ dày thực quản như bác sĩ điều trị đã chẩn đoán trước đó.

Như vậy, bạn nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để điều trị dứt điểm nhiễm trùng, sau điều trị viêm họng ổn định, hạch cổ có thể nhỏ lại. Ngoài ra, nếu ợ hơi ợ chua kéo dài, thường xuyên rát họng, chua họng, bạn cũng nên khám chuyên khoa Tiêu hoá để được điều trị vấn đề trào ngược dạ dày thực quản bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Em bị viêm họng xung huyết, trào ngược dạ dày thực quản, điều trị như thế nào?

>>Uống Boganic có gây tương tác với các thuốc trị viêm họng xung huyết?

Viêm họng xung huyết là một dạng của viêm họng, thường xuất hiện vào những lúc thời tiết có sự thay đổi. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt và cũng có thể xuất hiện cùng lúc với các bệnh như viêm amidan, phát ban, sởi.
Cách phòng tránh bệnh viêm họng xung huyết:

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Chế độ nghĩ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để cải thiện sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, các chất kích thích, đồ uống có ga,…
- Nên có các biện pháp bảo vệ bản thân khi phải làm việc ở môi trường độc hại nhiều khói bụi như đeo khẩu trang, sử dụng trang phục bảo hộ an toàn.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X