Hotline 24/7
08983-08983

Người đau tim, cao huyết áp có nên xem các trận bóng căng thẳng?

Người đau tim, cao huyết áp có nên xem các trận bóng căng thẳng? Việc xem đá bóng có mang lại lợi ích sức khoẻ cho người bệnh?

Xin hỏi AloBacsi,

Người đau tim, cao huyết áp có nên xem các trận bóng căng thẳng? Việc xem đá bóng có mang lại lợi ích sức khoẻ cho người bệnh?

Khi theo dõi trận đấu nếu quá hồi hộp thì nên làm gì? Những triệu chứng nào báo hiệu phải dừng theo dõi và thậm chí là đi cấp cứu?

Cách cấp cứu khi bị sốc nặng với người bệnh tim mạch, cao huyết áp?

(Bạn đọc AloBacsi)

Chào bạn đọc AloBacsi,

Đa số các môn thể thao đều mang lại lợi ích về sức khoẻ cho cả người thi đấu lẫn người xem. Bóng đá cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, trên những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch trước đó cần phải thận trọng trước khi xem các trận đấu quan trọng.

Một nghiên cứu trên đối tượng người hâm mộ tại Đức mùa World Cup 2006 nhận thấy nguy cơ biến cố tim mạch cấp tính tăng cao gần gấp 3 lần vào những ngày có trận thi đấu diễn ra. Đối với người có bệnh lý hẹp mạch vành đước đó, sự thay đổi cảm xúc mãnh liệt có thể dẫn tới cơn đau ngực cấp dẫn đến phải nhập cấp cứu. Nguyên nhân được quy cho những stress cảm xúc liên quan đến diễn tiến kịch tính của trận đấu, điều này làm gia tăng hoạt động của hệ giao cảm và tăng sản xuất các stress hormon, gây ra tăng nhịp tim và tăng nhu cầu oxy cơ tim, làm tăng nguy cơ dẫn đến các rối loạn nhịp tim. Mặc dù giả thiết này vẫn chưa được làm rõ, các nhà khoa học cho rằng các yếu tố khác như chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ không hợp lý do phải thức xem đá bóng, ăn uống không điều độ, hút thuốc và uống rượu bia quá nhiều… có lẽ là những yếu tố chính góp phần làm gia tăng nguy cơ nhập cấp cứu đối với người bệnh tim sẵn có, hơn cả cảm xúc do trận đấu mang lại...

Trước khi theo dõi các giải đấu kịch tính, bệnh nhân nên tái khám bác sĩ để lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá mức độ nặng của bệnh lý và tối ưu hoá điều trị các bệnh lý tim mạch. Trong quá trình diễn ra trận đấu, người bệnh cũng cần giữ cho tâm trạng bình tĩnh, tránh xúc động quá mức. Nếu có dấu hiệu khó thở, đau ngực kéo dài trên 15 phút hoặc nặng hơn là ngất xỉu, tím tái thì nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Thân mến,

BS.CK1 Võ Thị Tố Uyên
BV Nguyễn Tri Phương

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X