Hotline 24/7
08983-08983

Ngón chân bì bì và chỉ cụp xuống sau 12 ngày mổ nối gân liệu có ảnh hưởng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ ạ, Em bị đứt gân số 1 ở mu bàn chân 12 ngày, sờ ở chỗ cổ ngón chân cứ bì bì, ngón chân cái chỉ cụp xuống không ngóc lên được. Liệu có ảnh hưởng gì không? Em cảm ơn.

Trả lời
Ngón chân bì bì. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ngón chân bì bì. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Điều trị đứt gân không giống với gãy xương, có trường hợp đứt gân chân phải được phẫu thuật khâu nối gân phối hợp với phục hồi chức năng thì khả năng hồi phục hoàn toàn mới cao. Ngón chân cái của em chỉ cụp xuống không ngóc lên được là do em bị đứt gân duỗi ngón cái, nằm ở mặt mu chân.

Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm: các tế bào bạch cầu sẽ ăn các mô bị tổn thương, mô chết, dọn dẹp sạch sẽ “chiến trường”. Kế tiếp là các nguyên bào sợi sẽ đổ nguyên liệu để hàn gắn vết thương làm hai đầu gân dính lại. Giai đoạn này rất quan trọng và bắt đầu từ tuần lễ thứ 4-6 trở đi. Tuy nhiên, nguyên vật liệu kết nối gân sẽ không chắc chắn nếu không có lực tác động định hướng để tạo sự dẻo dai cho gân.

Do đó, sau mổ nối gân, em phải bất động 4-6 tuần để gân lành, sau đó tập vật lý trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Đến ba tháng sau có thể xem như gân lành hoàn toàn.

Em nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình để bác sĩ tư vấn hướng điều trị thích hợp, chi phí cho mổ nối gân dao động từ 3 đến 10 triệu đồng tùy loại hình dịch vụ.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sau mổ tái tạo gân phải bất động 4 - 6 tuần để gân lành. Sau đó là quá trình tập vật lí trị liệu chủ động để định hướng lực co gân nhằm tăng sức chịu lực của gân. Cho đến 3 tháng sau thì có thể xem như gân lành. Gân sau khi được khâu dính sẽ trải qua giai đoạn viêm từ tuần lễ thứ 4 - 6 trở đi. Gân, cơ, khớp và dây chằng là những bộ phận thiết yếu của bộ máy vận động.

Do đặc điểm chia thành sợi, thành thớ chạy theo chiều dọc nên khâu gân là rất khó. Lại do gân rất ít có mạch máu nuôi dưỡng nên gân rất dễ hoại tử. Không giống như cơ, gân hoạt động cần sự bôi trơn của chất dịch nhầy trong bao gân. Nếu chẳng may bao gân bị viêm thì gân sẽ bị viêm dính ngay và khó cử động. Vì thế, những vùng hay có gân nhiều như bàn tay, bàn chân dễ thấy hiện tượng di chứng hay gặp sau phẫu thuật là tay co quắp hoặc chân vẹo cứng là điều dễ để tìm ra.

Việc phục hồi vận động cho gân không hề dễ, vì nó vấp phải một sự mâu thuẫn nội tại. Nếu tập quá sớm, vết khâu nối gân có thể bị toác ra và hỏng mối nối. Nhưng nếu tập quá muộn lại bị viêm dính gân và khó phục hồi.

Để tránh teo cơ và máu lưu thông dễ dàng, khi nằm nên gác chân cao; nên mát-xa, dùng tay tập nhẹ nhàng cho bàn chân; ngâm chân bằng nước muối ấm hằng ngày; đi bằng nạng, khi nào chân hết sưng đau thì có thể đi lại bình thường.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X