Hotline 24/7
08983-08983

Mẹo hâm nóng thức ăn an toàn bà nội trợ nào cũng nên học hỏi

Nhiều bà nội trợ bận rộn thường làm nhiều món một lúc rồi cất vào tủ lạnh ăn dần nhưng không phải ai cũng biết làm nóng thức ăn đúng cách. Dưới đây là những mẹo hâm nóng thức ăn an toàn mà bà nội trợ nào cũng nên học hỏi.

Thức ăn khi được bảo quản trong tủ lạnh hoặc tủ đông đa phần đều đã được ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng nếu thức ăn không được hâm nóng đúng cách, chúng lại có thể bùng phát vi khuẩn trở lại và có thể trở thành nguồn gây ngộ độc thực phẩm.

Việc hâm nóng thức ăn thật kỹ ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp tiêu diệt những vi khuẩn nguy hiểm. Những mẹo hâm nóng thức ăn àn toàn dưới đây sẽ giúp bạn hâm nóng thức ăn dễ dàng và an toàn hơn.

Hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng

Với mức độ tiện dụng của mình, lò vi sóng ngày nay đang dần trở thành thiết bị hâm nóng được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, muốn hâm nóng thức ăn một cách an toàn bằng lò vi sóng, bạn nên đảm bảo những quy tắc sau:

- Nên sử dụng các loại hộp đựng thức ăn bằng thủy tinh bởi đây là đồ đựng thức ăn an toàn nhất cho lò vi sóng. Các loại hộp kim loại có thể gây ra tia xẹt lửa điện, gây cháy nổ, còn những loại hộp nhựa cho vào lò vi sóng sẽ bị chảy, dẫn đến khí độc trong lò.

- Thông thường, nhiệt độ ở khu vực trung tâm của món ăn khi được hâm nóng trong lò vi sóng phải đạt mức tối thiểu là 75 độ C. Nếu cảm thấy thức ăn chưa đủ nóng, bạn nên dùng muỗng hoặc đũa để đảo đều thức ăn và tiếp tục nấu thêm khoảng 30 giây nữa. Sau đó, kiểm tra lại để đảm bảo món ăn đã đạt được hâm nóng với nhiệt độ thích hợp.

- Bạn không đun nước hoặc các chất lỏng quá thời gian quy định của nhà sản xuất vì có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, nước sẽ bắn lên khi mở cửa lò.

- Khi cần lấy thức ăn đã hâm nóng, bạn nên mang găng tay hoặc dùng khăn để lấy hộp đựng thức ăn ra khỏi lò vì lúc này, cả vật đựng lẫn thức ăn đều rất nóng. Nếu không cẩn thận, bạn có thể bị bỏng.

Hâm nóng thức ăn bằng cách đun sôi

Cách hâm nóng này thường được sử dụng cho những món ăn được giữ lạnh trong các túi nhựa  hoặc những hộp đựng thực phẩm có kích thước nhỏ. Việc hâm nóng này bao gồm các bước sau:

- Đổ đầy nước vào một chiếc nồi to và bật lửa lớn để đun sôi nước.

- Cho thức ăn cần hâm nóng vào các túi nhựa hoặc hộp nhựa nhỏ trong nồi nước đang đun sôi đun trong vòng từ 10 đến 15 phút. Chú ý nhẹ tay khi cho thức ăn vào nồi nước để nước sôi không bắn vào người.

- Sử dụng kẹp để lấy túi hoặc hộp đựng thức ăn ra ngoài, chờ khoảng 2 đến 5 phút cho nguội bớt thì trút thức ăn ra tô.

Với cách này, bạn có thể hâm nóng thức ăn một cách an toàn và không làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

Hâm nóng thức ăn bằng lò nướng

Với những loại thức đã được giữ lạnh trong tủ đông, người ta thường chọn cách hâm nóng thức ăn trong lò nướng. Cách này có thể giúp bạn rã đông thức ăn nhanh chóng và tiết kiệm thời gian nấu nướng. Để hâm nóng thức ăn bằng lò nướng an toàn, bạn thực hiện những bước sau:

- Đầu tiên bật lò nướng khoảng 200 độ C. Thức ăn cần được hâm nóng thì cho vào khay nướng hoặc chiếc thố có độ sâu phù hợp, sau đó đặt chúng vào lò.

- Để thức ăn đun nóng thức ăn khoảng 10 phút rồi tắt lò nướng và kiểm tra lại nhiệt độ của thức ăn.

Nhiệt độ thức ăn sau khi được hâm nóng cần phải từ mức 75 độ C trở lên. Nếu thức ăn không đủ nóng, bạn cần cho chúng trở lại vào lò và tiếp tục hâm nóng thêm.

- Sau khi lấy thức ăn ra ngoài, bạn không nên che đậy thức ăn và nên dùng khi chúng vẫn còn nóng.

Những mẹo hâm nóng thức ăn an toàn trên đây được áp dụng cho ba phương pháp hâm nóng thức ăn thường được sử dụng nhất. Khi hâm nóng thức ăn, bạn cũng nên lưu ý chỉ hâm nóng đối với các loại thức ăn không để quá 3 ngày, bởi thức ăn để quá lâu đều chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

Theo Như Quỳnh - Chuyên đề Sức khỏe gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X