Hotline 24/7
08983-08983

Lý do khiến phụ nữ dễ mắc bệnh viêm bàng quang

Phụ nữ thường dễ mắc bệnh viêm bàng quang, bệnh này tuy dễ xử lý nhưng cũng có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã có biến chứng.

Hầu hết phụ nữ từng biết đến tình trạng liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới - đó chính là triệu chứng của viêm bàng quang. Bệnh này tuy dễ xử lý nhưng cũng có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã có biến chứng.

ly-do-khien-phu-nu-de-mac-benh-viem-bang-quangPhụ nữ thường dễ mắc bệnh viêm bàng quang

Các lý do khiến chị em dễ mắc bệnh viêm bàng quang:

Do cấu tạo đường tiểu, hệ tiết niệu - sinh dục

Cấu tạo đường tiểu, hệ tiết niệu - sinh dục của nữ có cấu tạo phức tạp hơn nam giới, hơn nữa, niệu đạo (đường dẫn nước tiểu) của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang gây viêm.

Thuốc tránh thai

Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là cản trở sự bài tiết, thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục - tiết niệu dẫn đến viêm nhiễm bàng quang;

Thay đổi nội tiết: một số trường hợp viêm bàng quang chịu ảnh hưởng của đời sống tình dục và sự thay đổi hormon.

Ở phụ nữ, chứng viêm này hay xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất;

Do quần áo

Việc mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoáng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Vệ sinh không đúng cách

Việc sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn cũng là nguồn gốc gây bệnh. Các nhân tố gây ra việc đọng nước tiểu ở bàng quang, nhất là bệnh táo bón cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Một vài loại bệnh tật cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do đọng nước tiểu ở bàng quang; đó là bệnh đái đường, chứng bại liệt hay các bệnh thần kinh.

Một số loại viêm bàng quang cũng phụ thuộc vào đời sống tình dục của bạn và sự thay đổi hormon. Ở phụ nữ, căn bệnh đặc biệt này xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hormon mạnh mẽ nhất.

Cách giảm nguy cơ

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống 1,5-2 lít nước để giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng ở bàng quang.

Không nhịn đi tiểu, cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang; di tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục, nếu thấy hiện tượng đau của viêm bàng quang sau khi "yêu", bạn nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở niệu đạo; mặc thoáng mát, tránh mặc ẩm ướt, tránh mặc quần áo quá chật và bí, nhất là đồ lót vì sẽ kích thích tiết mồ hôi làm vi khuẩn tăng sinh gây viêm.

Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh, nhất là trong thời gian kinh nguyệt. Khi mắc bệnh, không tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh vi khuẩn kháng thuốc, làm bệnh tái phát.

Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X