Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao để hết tiêu chảy?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em vừa nội soi đại tràng ở Bệnh viện Đại Học Y TPHCM, tối về vẫn sôi bụng và tiêu chảy. Vậy có cách nào để hết tiêu chảy không ạ? Về nhà em chỉ ăn cháo trắng thôi.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Em đã đến khám tại Bệnh viện Đại Học Y TPHCM, có làm nội soi đại tràng nhưng tôi không rõ kết quả kiểm tra của em ra sao, chẩn đoán của bác sĩ là gì, chỉ dựa vào toa thuốc của bác sĩ thì trong đó bao gồm men vi sinh, thuốc điều hòa nhu động ruột, giảm co thắt đường ruột và giảm tiết acid dạ dày.

Hiện tại nếu em còn tiêu chảy thì em có thể uống thêm tạm thời Smecta sáng 1 gói, trưa 1 gói, chiều 1 gói, uống thêm trà gừng cho ấm bụng, ăn uống đủ chất, uống nhiều nước, chỉ kiêng dầu mỡ, chua cay, café, bia rượu thôi. Nếu triệu chứng không giảm thì cần tái khám lại và đem theo đầy đủ hồ sơ, toa thuốc để bác sĩ xem xét và điều chỉnh thuốc cho em theo chẩn đoán bệnh, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Cách điều trị bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi cầu nhiều hơn so với bình thường. Tùy vào thời gian kéo dài, có ba loại tiêu chảy chính:

- Tiêu chảy cấp tính kéo dài trong một vài ngày đến một tuần;
- Tiêu chảy bán cấp kéo dài khoảng 03 tuần;
- Tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 04 tuần.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy là:

- Phân lỏng;
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau đầu;
- Ăn mất ngon;
- Khát nước liên tục;
- Sốt;
- Mất nước;
- Phân có máu;
- Lượng phân nhiều;
- Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn;

Đối với tiêu chảy nhẹ, việc điều trị thường chỉ là bồi hoàn lại đủ số dịch bị mất. Điều này có nghĩa bạn cần phải uống nhiều nước, hoặc uống các thức uống có chứa chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể cần phải đến bệnh viện để truyền nước vào cơ thể qua đường tĩnh mạch. Nếu bạn bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh.

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể cho bạn uống một loại dung dịch bù nước, đây là loại nước uống được pha chế đặc biệt để ngăn ngừa hoặc điều trị mất nước, đặc biệt là do tiêu chảy. Dung dịch này có thể cung cấp đường, muối và các khoáng chất quan trọng khác đã bị mất trong quá trình tiêu chảy. Dung dịch bù nước đường uống thích hợp cho cả trẻ em và người lớn, có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Theo các nhà dinh dưỡng, bạn có thể kiểm soát được tiêu chảy nếu áp dụng một số biện pháp sau:

- Uống nước ép trái cây không đường;
- Ăn các loại thực phẩm chứa kali cao như chuối, khoai tây;
- Ăn các loại thực phẩm và uống chất lỏng có chứa natri cao như nước canh, súp, nước giải khát, bánh quy mặn;
- Ăn các thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như rau xanh, bột yến mạch, gạo;
- Hạn chế thực phẩm có đường vì chúng có thể sẽ làm cho bệnh tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn;
- Tránh các thực phẩm có chứa caffeine như trà, cà phê và nước giải khát có gas;
- Tránh các sản phẩm từ sữa và các thực phẩm giàu magiê.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X