Hotline 24/7
08983-08983

Kiểm tra virus HTLV-1 bằng phương pháp nào?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em đi hiến máu, nghi ngờ bị nhiễm virus HTLV1, đã làm lại xét nghiệm sau 6 tháng vẫn nghi ngờ, chưa cho máu được trong 6 tháng tiếp theo để chờ xét nghiệm lại. Cho em hỏi có cách nào kiểm tra mình có bị hay không để có thể đi hiến máu hoặc có hướng điều trị? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời
Virus HTLV-1. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Virus HTLV-1. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

HTLV-1 là một loại virus có thể chuyển các vật liệu di truyền của nó thành DNA trong tế bào ký chủ (retrovirus) gây nhiễm trùng các tế bào bạch huyết của người, từ đó gây bệnh cho hệ thống thần kinh hoặc gây ung thư bạch cầu. Virus có đường lây truyền tương tự virus HIV, tức là qua đường máu, quan hệ tình dục và mẹ truyền sang con. Đa số các trường hợp nhiễm virus thường không có biểu hiện triệu chứng, nhưng một số ít trường hợp phát triển thành ung thư máu.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị nhiễm virus này.  Tuy nhiên, chỉ khoảng 5% những người nhiễm virus phát triển thành bệnh lý và cũng không cần thiết phải xét nghiệm định kỳ trừ khi bạn cần kiểm tra để hiến máu lần nữa bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Siêu vi trùng bạch cầu T loại 1 ở người (Human T-Lymphotropic Virus Type 1, viết tắt HTLV-1) là một siêu vi trùng có thể chuyển các vật liệu di truyền của nó thành DNA trong tế bào ký chủ (retrovirus) gây nhiễm trùng các tế bào bạch huyết của người. Siêu vi trùng có thể gây bệnh cho hệ thống thần kinh hoặc gây ung thư bạch cầu.

Hầu hết những người có siêu vi trùng sẽ không bị các triệu chứng hoặc bị bất cứ các vấn đề gì về sức khỏe.

Những người bị bệnh có thể bị một dạng ung thư máu hiếm có được gọi là ung thư máu/tế bào bạch huyết T ở người lớn (Adult T-cell leukemia/lymphoma, viết tắt ATLL), hoặc bị viêm tủy sống gây yếu sức ở chân, đau lưng, mất khả năng kiểm soát việc tiểu tiện và bị bón. 

HTLV-1 lây từ người bị bệnh sang người khác qua việc:

- Xài chung kim chích, ống chích hoặc các dụng cụ dùng để chích ma túy khác;

- Làm tình. Bằng chứng cho thấy siêu vi trùng lây một cách dễ dàng từ nam sang nữ, hơn là từ nữ sang nam. Siêu vi trùng cũng phổ biến ở những người từ 40 tuổi trở lên;

- Sinh con hoặc cho con bú. Khoảng 1/4 những bà mẹ bị nhiễm HTLV-1 có thể lây siêu vi trùng cho con của mình khi sanh con hoặc khi cho con bú sữa mẹ, nhất là khi cho con bú sữa mẹ từ 6 tháng trở lên.

Bạn có thể bảo vệ mình không bị nhiễm HTLV-1 bằng cách:

- Không bao giờ dùng chung kim chích, ống chích hoặc các đồ dùng để chích ma túy khác;

- Dùng bao cao su mỗi khi quý vị làm tình qua âm đạo, hậu môn hoặc bằng miệng.

HTLV-1 không lây qua sự tiếp xúc thông thường hàng ngày trong gia đình chẳng hạn như hôn hít, dùng chung bồn cầu hoặc khi làm thức ăn. Để có thể bị lây bệnh, phải có sự tiếp xúc giữa máu với máu hoặc giao hợp mà không có biện pháp bảo vệ.

Hiện không có biện pháp điều trị nào để trị dứt siêu vi trùng khi bạn đã bị nhiễm. Tuy nhiên, chỉ khoảng 5 phần trăm những người bị nhiễm siêu vi trùng sẽ bị phát bất cứ bệnh nào do kết quả của việc họ bị lây nhiễm. Với những người bị phát bệnh, chẳng hạn như ATLL, thì một số cách điều trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X