-
Khi nào cần điều trị hăm tã và điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Khi nào cần điều trị hăm tã, và điều trị như thế nào, thưa bác sĩ?
Trả lời
Chào bạn Thúy Hạnh,
Trẻ cần được điều trị hăm tã trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, nếu thấy trẻ xuất hiện vùng da đỏ ở hậu môn, sau đó lan rộng đến mông và đùi, có lốm đốm đỏ hoặc mụn đỏ, phồng loét, nếu nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm thì vùng da này đầy mủ,…
Thứ hai, trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, khóc nhiều, khó chịu, thậm chí kém ăn, ít ngủ, vì vậy rất khó chăm sóc. Khi tình trạng hăm nhiều hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày thì nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám và điều trị.
Đối với việc điều trị, nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.
Cha mẹ nhớ giữ cho vùng da mặc tã của trẻ khô ráo và sạch để giúp phòng tránh hăm tã vì da của bé còn non yếu. Phụ huynh chú ý luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi thay tã; tránh dùng khăn có chất cồn hay mùi thơm vì chúng làm cho da bé khô và sưng đau; thay tã thường xuyên và ngay sau khi trẻ đi tiểu và tiêu; hạn chế cho trẻ mặc tã để da thông thoáng, xoa bóp những vùng da khô; cho trẻ mang tã đúng size, không nên cho trẻ mặc tã quá chật vì sẽ làm vùng da bị cọ xát, sưng đau thắt lưng hoặc đùi của bé.
Ngoài ra, bố mẹ cần nhúng vải mềm hoặc bông cuộn vào thau nước rồi lau nhẹ vùng mặc tã sau mỗi lần thay. Tránh chà xát và chùi vào vùng mặc tã; tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để da bé có thể "thở"; sử dụng tã có độ thấm nước cao giúp giữ da khô và giảm cơ hội nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng sinh dục bé nhẹ nhàng và sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô vùng da bị hăm khô mới cho bé mặc tã và bôi kem chống hăm vào vùng da bị hăm cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng nhiều loại kem bôi chống hăm cho trẻ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi có ý định sử dụng.
Thứ nhất, nếu thấy trẻ xuất hiện vùng da đỏ ở hậu môn, sau đó lan rộng đến mông và đùi, có lốm đốm đỏ hoặc mụn đỏ, phồng loét, nếu nhiễm khuẩn hay nhiễm nấm thì vùng da này đầy mủ,…
Thứ hai, trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, khóc nhiều, khó chịu, thậm chí kém ăn, ít ngủ, vì vậy rất khó chăm sóc. Khi tình trạng hăm nhiều hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày thì nên đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa Da Liễu khám và điều trị.
Đối với việc điều trị, nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da hăm sẽ nhanh chóng lành lặn.
Cha mẹ nhớ giữ cho vùng da mặc tã của trẻ khô ráo và sạch để giúp phòng tránh hăm tã vì da của bé còn non yếu. Phụ huynh chú ý luôn luôn rửa sạch tay trước và sau khi thay tã; tránh dùng khăn có chất cồn hay mùi thơm vì chúng làm cho da bé khô và sưng đau; thay tã thường xuyên và ngay sau khi trẻ đi tiểu và tiêu; hạn chế cho trẻ mặc tã để da thông thoáng, xoa bóp những vùng da khô; cho trẻ mang tã đúng size, không nên cho trẻ mặc tã quá chật vì sẽ làm vùng da bị cọ xát, sưng đau thắt lưng hoặc đùi của bé.
Ngoài ra, bố mẹ cần nhúng vải mềm hoặc bông cuộn vào thau nước rồi lau nhẹ vùng mặc tã sau mỗi lần thay. Tránh chà xát và chùi vào vùng mặc tã; tã và quần áo cho bé nên đủ rộng để da bé có thể "thở"; sử dụng tã có độ thấm nước cao giúp giữ da khô và giảm cơ hội nhiễm trùng.
Vệ sinh vùng sinh dục bé nhẹ nhàng và sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô vùng da bị hăm khô mới cho bé mặc tã và bôi kem chống hăm vào vùng da bị hăm cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng nhiều loại kem bôi chống hăm cho trẻ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi có ý định sử dụng.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Hăm tã là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm lâu, da bị tổn thương, hăm có thể gây ra mụn nhọt nếu như bé gãi vì ngứa ngáy, da sẽ bị trầy xước, dễ nhiễm khuẩn hoặc có thể nhiễm nấm do ẩm ướt. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình