Hotline 24/7
08983-08983

Khản tiếng: Bệnh của người làm nghề nói nhiều

Giáo viên, ca sĩ, diễn giả, phát thanh viên, người dẫn chương trình,… đều là những công việc đòi hỏi phải sử dụng giọng nói liên tục.

Khi bị khản tiếng, người bệnh sẽ gặp không ít phiền toái trong công việc và giao tiếp.

Giao tiếp là điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với những người mà giọng nói là công cụ chính trong nghề nghiệp của họ thì bất kỳ ảnh hưởng nào tới phát âm đều gây tác động xấu tới công việc và chất lượng sống.

Giọng nói của con người phụ thuộc vào thanh quản, đường dẫn khí tương ứng với phần trên và phần giữa của cổ. Âm thanh được tạo ra khi luồng không khí đi từ phổi lên, tác động vào hai dây thanh trong thanh quản, kết hợp với lưỡi, răng để hình thành lời nói. Do đó, khi dây thanh bị kích ứng hoặc tổn thương sẽ ảnh hưởng đến giọng nói, gây khản tiếng hoặc nặng hơn là mất tiếng.
 
Khản tiếng: Bệnh của người làm nghề nói nhiều 1
 Khản tiếng gây khó khăn trong giao tiếp. Ảnh minh họa

Với những người có công việc thường xuyên phải sử dụng giọng nói, tình trạng khản tiếng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan không điều trị sớm, dẫn tới những biến chứng như: viêm thanh quản cấp, viêm thanh quản mạn tính, hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh hay ung thư dây thanh. Bên cạnh đó, một số thói quen như: sử dụng rượu, bia, hút thuốc, uống nước đá, ăn kem… cũng khiến khản tiếng dễ xuất hiện.

Trong điều trị khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản, người ta thường dùng cho người bệnh nhóm thuốc kháng sinh (dạng uống, tiêm hoặc khí dung tùy vào mức độ bệnh); thuốc chống viêm, các thuốc có tinh dầu để co mạch và giảm xuất tiết.

Tuy nhiên, những phương pháp này nếu lạm dụng dễ gây tác dụng phụ, bệnh thường hay tái phát. Khi những giải pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh bị viêm thanh quản dẫn tới u nang dây thanh, polyp dây thanh, hạt xơ dây thanh...

Khản tiếng: Bệnh của người làm nghề nói nhiều 2
Giọng nói trong sáng có thể giúp chúng ta thành công hơn. Ảnh minh họa

Người bệnh viêm thanh quản cần lưu ý:
 
1. Dinh dưỡng, sinh hoạt:
 
- Nên phân bổ thời gian nói hợp lý, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ nói (micro, loa), uống nhiều nước, đặc biệt nước trà ấm; bổ sung thêm các vitamin, ăn nhiều hoa quả tươi; thường xuyên vệ sinh mũi họng, xông các loại lá thơm có kháng sinh thực vật bay hơi như lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá tre, lá sả; điều trị dứt điểm các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh trào ngược dạ dày, thực quản; đeo khẩu trang để tránh bụi, sử dụng công cụ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường độc hại…
 
Không nên la hét, nói to, nói nhiều, khạc nhổ gây ảnh hưởng đến thanh quản; không uống nước lạnh hay sử dụng các gia vị có tính kích thích như: ớt, hạt tiêu,…; không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
 
AloBacsi.vn
Theo Tường Vy - Gia đình Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X