Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Kết quả xét nghiệm của em có phải tăng acid uric máu và viêm khớp tuổi thiếu niên không?
Câu hỏi
Dạ thưa bác sĩ, Con có đi khám ở Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM và bác sĩ có nói có tăng acid uric và chưa chắc có phải gout hay không. Bác sĩ coi kết quả xét nghiệm giúp con ạ.
Trả lời
Với triệu chứng em mô tả trong thư gửi về lần trước, kèm kết quả xét nghiệm lần này thì tôi có đồng quan điểm chẩn đoán với bác sĩ bên Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM rằng em không phải bị gout mà là bị viêm khớp tuổi thiếu niên kèm tăng acid uric máu mà thôi, em nhé.
Mức acid uric trong máu của em có tăng nhẹ nhưng không phải bất kỳ ai tăng acid uric máu đều bị bệnh gout. Vì gout là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá, gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, do tăng acid uric trong máu. Do đó, nếu chỉ tăng acid uric máu mà không có tổn thương khớp đặc trưng của bệnh gout thì không gọi là bệnh gout.
Với mức acid uric như hiện tại, em chưa cần dùng thuốc hạ acid uric mà chỉ cần chú ý hạn chế dầu mỡ và các chất nhiều cholesterol và acid uric như lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật, da mỡ động vật, các món chiên xào, thịt đỏ (thịt bò, sò huyết, cá hồi), tăng cường chất xơ, rau xanh, không uống bia rượu và không hút thuốc lá.
Thân mến.
Viêm khớp tuổi thiếu niên là viêm khớp xảy ra trước tuổi 17 và kéo dài trong ít nhất 6 tuần. Đây là bệnh thuộc nhóm tự miễn dịch ở trẻ em, chưa rõ nguyên nhân. Trong viêm khớp dạng thấp tuổi thiếu niên, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công lớp lót bên trong khớp gây viêm và tổn thương khớp. Nguyên nhân của nhóm bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát cho đến nay vẫn còn chưa rõ. Các nghiên cứu gần đây cho phép kết luận bệnh không phải do một căn nguyên riêng lẻ gây ra, mà do nhiều yếu tố hướng khớp cùng tác động vào một cá thể mang những yếu tố di truyền nhất định. Các yếu tố môi trường, đặc biệt là các tác nhân nhiễm khuẩn; rối loạn hệ thống miễn dịch... có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học viêm khớp thiếu niên tự phát. Các triệu chứng bao gồm đau khớp, sưng khớp, cứng khớp, phát ban và sốt nhẹ. Các triệu chứng có thể xuất hiện, mất đi và thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và khớp bị bệnh. Điều trị hướng vào việc làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn tình trạng viêm trong khớp để tránh tổn thương khớp vĩnh viễn. Trong trường hợp nhẹ, có thể chỉ cần dùng các thuốc chống viêm, nếu triệu chứng không giảm, có thể phải thay đổi loại thuốc. Vật lý trị liệu nhằm duy trì đến mức tối đa tầm vận động của khớp, tránh cứng khớp, dính khớp. Có thể dùng các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tắm suối khoáng, tập các bài tập phục hồi chức năng vận động khớp... Tuy nhiên, trong thời gian đau nhiều có thể tạm thời bất động khớp nhưng cần lựa chọn tư thế sao cho giữ được biên độ vận động lớn nhất. Cố gắng duy trì các sinh hoạt thường ngày của trẻ như khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, học tập ở trường lớp bình thường như những trẻ em khác. Tuy nhiên trong những đợt tiến triển nên cho trẻ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng tốt và đặc biệt có giấc ngủ đầy đủ được chỉ định trong những trường hợp viêm khớp kéo dài, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác đặc biệt là những khớp trung bình và lớn như khớp gối, khớp vai. Thay khớp một phần hay toàn bộ nhằm giảm đau, gỡ dính khớp tránh tình trạng bất động kéo dài do khớp bị tổn thương nặng. Chủ yếu là thay khớp gối và khớp háng. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình