Hotline 24/7
08983-08983

Kết quả AFB âm tính, liệu có bị ung thư phổi?

Câu hỏi

BS ơi cho cháu hỏi tiếp ạ, Vì cháu không trực tiếp đi khám cùng chồng nên cũng không rõ lắm. Ở trong nhà thì mọi người không nói chi tiết bệnh anh ấy cho cháu nghe. Cháu chỉ biết là xét nghiệm mẫu đờm 3 lần thì cả 3 đều không có, lần cuối cùng có chút đờm thì làm kết quả là AFB âm tính, các triệu chứng của bệnh thì BS có kết luận là lao phổi. Cháu muốn hỏi liệu chồng cháu có bị ung thư phổi không, hay là bị một bệnh nào khác? Và tại sao chồng cháu bị amidan hốc mủ bã đậu, uống thuốc nhiều lần mà không đỡ? Các bã đậu đó không hề mất đi mà ngày càng phát triển nhiều lên mặc dù nó không hề gây đau, chỉ thỉnh thoảng nuốt vướng. Liệu chồng cháu có bị ung thư amidan hay không ạ? Có khi nào do bệnh lao phổi gây ra không? Cháu cảm ơn BS! (Ngan – ngan…@gmail.com).

Trả lời

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em,

Theo thông tin em cung cấp, thì chồng em bị mắc bệnh lao phổi AFB (-), nghĩa là người bệnh lao phổi không mang nhiều vi khuẩn lao trong dịch tiết đường hô hấp - đàm, do đó chưa phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm khi xét nghiệm đàm (vi khuẩn lao rất khó phát hiện, đặc biệt khi số lượng ít), vì vậy khả năng lây cho người khác là không cao (nhưng vẫn có thể lây). Bởi vì đường lây chủ yếu của người bị lao phổi là khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ, sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp, và vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đàm nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác.

Ngoài ra, nếu hôn sâu có trao đổi nước bọt thì cũng là đường lây bệnh. Giai đoạn đầu điều trị thì nguy cơ lây bệnh cao hơn giai đoạn sau. Vi khuẩn lao trong bệnh lao phổi không có trong tinh dịch để lây cho vợ và cho thai theo đường quan hệ vợ chồng.

Vấn đề thứ hai của chồng em là viêm amidan mạn hốc mủ, nếu có từ trước khi có bệnh lao thì không phải do bệnh lao gây ra. BS khám hô hấp đã kiểm tra phổi và chẩn đoán là lao phổi, nghĩa là BS loại trừ chẩn đoán ung thư phổi. Còn ung thư họng miệng là một bệnh lý ác tính, rất hiếm gặp ở người trẻ tuổi, đặc biệt ở người không có tiền căn hút thuốc lá hay gia đình bị ung thư họng miệng. Bệnh lý thường gặp hơn cũng có thể gây viêm họng tái đi tái lại là viêm amidan mạn với yếu tố thuận lợi là môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá, bệnh lý răng miệng, trào ngược dạ dày thực quản, stress, dinh dưỡng kém, bia rượu...

Để phân biệt với ung thư họng miệng thì bác sĩ cần nội soi vùng hầu họng, xét nghiệm tìm tế bào ung thư. Em nên khuyên chồng em đến BV Tai mũi họng để kiểm tra và cố gắng khắc phục các yếu tố thuận lợi gây viêm amidan tái đi tái lại, sau khi khám BS có thể cân nhắc cắt amidan khi có chỉ định.



AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X