Hotline 24/7
08983-08983

Gãy hở 2 xương cẳng chân trái kéo dài chi, khi nào có thể tháo khung cố định?

Câu hỏi

Em bị tai nạn giao thông bị gãy hở hai xương cẳng chân trái cách đây 9 tháng, có khung cố định ngoài bằng phương pháp kéo dài chi. Cho đến nay thì giữa hai đầu xương gãy hở đã kéo đụng với nhau nên các bác sĩ bệnh viện quân y 7A đã tiến hành ghép xương tự thân vào chỗ đầu xương gãy. Tới nay được 2 tháng, vết thương em bình thường không có dấu hiệu gì hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi bao lâu thì có thể tháo khung cố định, ngoài ra còn làm gì nữa không ạ?

Trả lời

Gãy hở 2 xương cẳng chân. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào Quốc Toàn,

Thời điểm tháo khung cố định ngoài thường là 3-6 tháng sau mổ. Trường hợp của em tiến trình lành xương có những diễn tiến phức tạp, do đó chỉ định tháo khung cố định ngoài sẽ phụ thuộc vào tình trạng liền xương bên trong. Em nên tái khám để bác sĩ điều trị trực tiếp đánh giá lại chỗ gãy xương, nếu thuận lợi sau tháo khung có thể bắt đầu tập vật lý trị liệu để hồi phục vận động bình thường em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Gãy xương cẳng chân có đóng đinh nội tủy, bao lâu lành lặn?

>> Gãy xương cẳng chân bắt vít, cử động nhiều có bị ảnh hưởng?

 

Gãy xương cẳng chân là một trong những chấn thương vùng chân hay gặp nhất có sự tác động mạnh của vật cứng lên xương cẳng chân. Gãy xương cẳng chân có nhiều mức độ từ đó việc điều trị và thời gian phục hồi cũng khác nhau tùy theo thể trạng mỗi người.

Chỉ định phương pháp đóng đinh nội tuỷ là các gãy kín và gãy hở đội 1, độ 2 1/3 giữa xương chày. Kỹ thuật đóng đinh ở đây là đóng xuôi dòng từ đầu trên xương chầy qua ổ gãy xuống đoạn ngoại vi. Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật đơn giản, cố định ổ gãy vững chắc, sau mổ không cần bó bột, bệnh nhân phục hồi chức năng sớm. Đặc biệt về mặt cơ học khi cho bệnh nhân tập tỳ nén sớm, trọng lượng của cơ thể và sự co của các cơ sẽ dồn ép 2 đầu gãy áp khít lại với nhau tạo thuận lợi cho quá trình liền xương.

Việc phục hồi xương cẳng chân thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:

- Tình trạng gãy của xương

- Độ tổn thương của xương

- Cách điều trị

- Cơ địa mỗi người

- Chế độ dinh dưỡng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X