Hotline 24/7
08983-08983

Em 19 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt BS ơi?

Câu hỏi

Chào BS, Em 19 tuổi, cao 1m64, nặng 47kg cơ thể phát triển bình thường nhưng em vẫn chưa có kinh. Cách đây 4 tháng em đi khám ở BV Phụ Sản Hà Nội khám bên ngoài thì em bình thường. Nhưng khi em nói em không có kinh thì mới khám sâu và chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán tử cung nhỏ, dị dạng, buồng trứng đa nang, nhiều nang nhỏ không phát triển, xét nghiệp NST bình thường ạ. Em và người yêu đã yêu nhau lâu và đã thử quan hệ 5 lần vẫn không thể cho vào được. Em được biết màng trinh bình thường thì có lỗ tròn nhỏ hoặc dạng lưỡi liềm. Nhưng khi em lấy gương tự kiểm tra thì thấy màng trinh của em bịt kín và không lỗ thủng. Em rất lo lắng, mong BS tư vấn hộ em.

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

19 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
19 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn cần tái khám lại chuyên khoa Sản phụ khoa để xem bạn có bị màng trinh bị bít kín hay không, đó cũng là nguyên nhân hay gặp gây vô kinh nguyên phát.

Bạn cũng nên làm một số xét nghiệm nội tiết xem chức năng sinh dục nữ có bình thường hay không? Khi gặp BS chuyên khoa bạn nên hỏi thêm để được tư vấn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Không có kinh nguyệt hay còn gọi là vô kinh. Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi phụ nữ đều khác nhau vì nó phụ thuộc vào cơ địa, cấu trúc buồng trứng và tử cung.

Bệnh vô kinh được chia ra làm hai loại:

- Vô kinh nguyên phát: xuất hiện từ 16 tuổi trở lên, nhưng bé gái vẫn có các dấu hiệu khác chứng tỏ họ đang trưởng thành;
- Vô kinh thứ phát: phụ nữ không có kinh nguyệt từ 3 đến 6 tháng.

Dấu hiệu chính của chứng vô kinh là tình trạng mất kinh một cách bất thường. Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô kinh mà người bệnh còn mắc phải các triệu chứng bất thường khác. Ví dụ như tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường có thể gây tăng cân, mệt mỏi, rụng tóc, da khô, táo bón và nhịp tim chậm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh vô kinh. Nhưng phổ biến nhất là do các hiện tượng rối loạn ở tuyến yên, vùng dưới đồi, buồng trứng, hoặc tử cung. Ngoài ra, bệnh vô kinh còn xuất hiện do quá trình giảm cân không đúng cách, tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường, tác dụng phụ của các loại thuốc (như Progesterone) và ảnh hưởng từ những căn bệnh mãn tính.

Khoảng 5% đến 7% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc chứng vô kinh thứ phát. Chứng vô kinh thứ phát thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ dưới 25 tuổi và các bé gái trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, bệnh còn có thể xuất hiện phổ biến hơn ở một số nhóm đối tượng như vận động viên, huấn luyện viên, và diễn viên múa.

Không có kinh nguyệt có thể được hạn chế nếu bạn lưu ý:

- Khám sức khỏe định kỳ;
- Nghe theo hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ;
- Giữ cân nặng cân đối và kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý;
- Không tập thể thao quá sức hoặc không có huấn luyện viên thích hợp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X