Hotline 24/7
08983-08983

Đối phó với chứng đau nửa đầu

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Năm nay cháu 25 tuổi, thường xuyên bị đau đầu, đầu tiên là đau ở trán sau chuyển dần sang bên nửa đầu và hai bên thái dương, mỗi lần đau, cháu hay buồn nôn. Xin hỏi cháu bị bệnh gì và làm thế nào để làm giảm các cơn đau?

Vũ Huy (Bắc Ninh)

Với các triệu chứng như bạn kể rất có thể bạn đã mắc bệnh đau nửa đầu. Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh niên với từng cơn kéo dài 2 - 4 giờ (cũng có thể 1 - 2 ngày). Cơn đau chỉ khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập, mức độ từ vừa phải đến dữ dội, có thể nối tiếp từ cơn này đến cơn khác. Bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng.

Tần suất xuất hiện cơn đau nửa đầu có thể là 1 - 2 lần/tháng, nhưng cũng có thể cao hơn, 4 - 5 lần/tháng. Nguyên nhân dẫn đến cơn đau chính là sự co rồi giãn mạch máu não (do tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh); những thay đổi thông thường của thời tiết; giấc ngủ thất thường (quá nhiều hay quá ít); hoặc giấc ngủ thường ngày bị gián đoạn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Để giải tỏa cơn đau, bạn có thể áp dụng nhiều cách, từ dùng thuốc đến thay đổi lối sống. Với thể nhẹ, cơn đau xảy ra thưa, nhanh chấm dứt, cường độ đau nhẹ hoặc vừa phải, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau thông thường không steroid (aspirin, diclofenac...). Người có bệnh dạ dày có thể dùng paracetamol.

Ngoài việc dùng thuốc, bạn cần có chế độ ăn uống thích hợp: kiêng rượu và thuốc lá (tránh hít khói thuốc), hạn chế bia, cà phê. Ngoài ra, cần tránh căng thẳng về thần kinh; đảm bảo ngủ đủ (tối thiểu 7 giờ mỗi ngày), tập luyện thân thể đều đặn để tăng cường tuần hoàn máu. Nếu đã thực hiện việc dùng thuốc giảm đau và thay đổi lối sống mà không thấy thuyên giảm, bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để khám và tìm nguyên nhân điều trị triệt để.

AloBacsi.vn
Theo BS. Huy Anh - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X