Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị suy tủy bằng phương pháp nào ngoài truyền tiểu cầu?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em bị bệnh suy tủy, đi khám tại bệnh viện đỡ rồi, bác sĩ nói bệnh của em phải truyền máu có chứa tiểu cầu nhưng chi phí điều trị vượt ngoài khả năng của em. Vậy ngoài biện pháp đó còn có phương pháp nào nữa và giá cả như thế nào ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu là nguyên nhân gây suy tủy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu là nguyên nhân gây suy tủy xương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tủy xương là nơi tạo ra các loại tế bào máu bao gồm bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Suy tủy xương là một hội chứng lâm sàng được biểu hiện như giảm hồng cầu, bạch cầu hạt và tiển cầu trong máu, đồng thời tủy xương bị thay thế bằng mô mỡ và giảm các tế bào đầu dòng tạo máu. Đó là tình trạng chức năng tủy xương bị suy giảm. Nguyên nhân có thể di truyền hoặc mắc phải, tuỳ vào nguyên nhân mà có hướng điều trị suy tủy khác nhau, có thể là ghép tuỷ, dùng thuốc ức chế miễn dịch…

Nhìn chung điều trị suy tủy đặc hiệu cho bệnh lý này có chi phí khá cao, nhiều loại chưa được BHYT thanh toán. Tuy nhiên, truyền hồng cầu và tiểu cầu ở bệnh nhân suy tuỷ đã được BHYT nếu đúng tuyến, nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn, em có thể xin hỗ trợ theo diện bảo hiểm cho hộ nghèo em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh suy tủy do tế bào tủy giảm hoặc ngừng được sinh ra nên lượng máu giảm nghiêm trọng. Bệnh gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhưng chủ yếu ở tuổi từ 16 đến 45.

Ở giai đoạn đầu (khởi phát), bệnh nhân thường mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, da xanh, niêm mạc nhợt. Các biểu hiện thiếu máu diễn ra từ từ, bệnh nhân thường thích nghi với tình trạng này.

Ở giai đoạn toàn phát, 100% bệnh nhân có hội chứng thiếu máu: Da xanh, niêm mạc nhợt, lòng bàn tay trắng bệch, móng tay nhợt có khía, dễ gãy; hồi hộp đánh trống ngực, hoa mắt, chóng mặt, nhịp tim nhanh. Nếu thiếu máu nặng, người bệnh có thể ngất xỉu khi gắng sức. Tùy theo mức độ tiểu cầu giảm mà bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết dưới da, niêm mạc, đường tiêu hóa; xuất huyết não, màng não… Gần 20% bệnh nhân có hội chứng nhiễm khuẩn: sốt cao 39-40 độ C, viêm lợi, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm da. Một số trường hợp có nhiễm trùng máu.

Suy tủy xương là một bệnh có cơ chế chưa rõ ràng. Do vậy, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như: Dùng thuốc ức chế miễn dịch, ghép tủy xương, cắt lách, điều trị kích thích sinh máu và điều trị hỗ trợ bằng truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu hoặc khối bạch cầu. Các bác sĩ chuyên khoa huyết học sẽ đánh giá và quyết định phương pháp điều trị phù hợp đối với từng bệnh nhân.

Để phòng bệnh suy tủy xương, với những người thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại (tia X), cần được bảo hộ lao động đầy đủ và phải thực hiện một cách nghiêm túc, bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên. Những trường hợp không cần thiết chụp X-quang thì nên hạn chế. Không để mắc bệnh nhiễm trùng, nếu có, cần tích cực điều trị dứt điểm. Cần hạn chế dùng các thuốc có liên quan đến suy tủy, nếu có cần tích cực điều trị dứt điểm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X