Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị hăm da háng có cần đến bệnh viện?

Câu hỏi

Em muốn hỏi bác sĩ làm sao để da ở háng có thể nhìn bình thường ạ. Em bị hăm háng 1 năm nay rồi. Bác sĩ tư vấn nên dùng thuốc bôi gì hay dùng vậy liệu gì mà không cần phải đến bệnh viện không ạ?

Trả lời
Điều trị hăm da háng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào em,

Hăm da là tình trạng thường xuất hiện tại các nếp gấp trên da như bẹn, các kẽ ngón tay, chân, hậu môn… dễ gặp ở người có miễn dịch kém, béo phì... Biểu hiện là da bẹn bị ửng đỏ, sậm màu, phồng nhẹ nơi sang thương, bị tróc vảy, ngứa, nhưng thường không đau. Nguyên nhân chủ yếu là do vi nấm hoặc bị bội nhiễm bởi vi khuẩn. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển là mặc quần áo chật, đổ mồ hôi nhiều, khí hậu nóng ẩm… Hăm da là bệnh lành tính, đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ bằng các thuốc thoa kháng nấm. Để tránh hăm da, bạn trẻ cần mặc quần áo rộng thoáng, sạch sẽ, khô, không dùng chung khăn tắm, quần áo với người khác.

Bạn có thể khám ở các phòng khám da liễu để bác sĩ kê toa thuốc kháng nấm và điều trị theo đúng liệu trình để giải quyết triệt để. Nếu để nhiễm nấm lâu và kéo dài có thể làm tăng sắc tố da không thể trở về bình thường được nữa bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Hăm da ở bẹn, điều trị thế nào?

>> Em bị hăm da, vệt đỏ và ngày càng lan rộng, AloBacsi ơi?

 

Bệnh hăm da là tên thường gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Đây là tình trạng phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời.

Các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là các vùng da lớn có gấp nếp như:

Nách
Bên dưới vú
Vùng sinh dục
Bụng

Các triệu chứng của bệnh hăm da

- Phát ban đỏ hoặc nâu đỏ
- Da ngứa hoặc chảy nước
- Có mùi
- Da nứt hoặc giòn

Bệnh hăm da có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da gấp nếp, tạo sự cọ xát và giữ ẩm. Ở trẻ sơ sinh, bệnh hăm da thường xuất hiện như phát ban tã

Bạn có nhiều khả năng mắc bệnh hăm da, nếu bạn

- Bị béo phì

- Mắc bệnh tiểu đường

- Có nẹp, thanh nẹp hoặc chi giả

- Tiếp xúc với nhiệt và độ ẩm cao

- Các yếu tố nguy cơ khác có thể là:

- Mất kiểm soát

- Đổ mồ hôi quá mức

- Vệ sinh kém

- Suy dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh nếu mũm mĩm, cổ ngắn và cơ thể uốn cong cũng có nguy cơ mắc bệnh hăm da cao.

Một số bệnh về da như bệnh vảy nến cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh hăm da. Vì vậy, cách tốt nhất là nên đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra.

Để điều trị bệnh hăm da, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng kem steroid trong 1 khoảng thời gian ngắn để giảm viêm. Nếu vùng hăm da vẫn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc kháng nấm, thuốc thoa ngoài chứa kháng sinh hay thuốc mỡ. Đôi khi bạn cần phải uống thuốc.

Vài bước cơ bản giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trong tương lai, như là:

- Tắm và lau khô kỹ mỗi ngày. Giữ da luôn khô ráo

- Tráng mang giày hay quần áo chật chội

- Mang áo nịt ngực có hỗ trợ tốt

- Nếu vùng da ở giữa các ngón chân bị ảnh hưởng, nên mang giày hở mũi

- Với trẻ sơ sinh bị hăm tã, nên thay tã thường xuyên hơn

- Nếu bạn bị béo phì, hãy cố gắng giảm cân

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X