Hotline 24/7
08983-08983

Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em 31 tuổi, bị bệnh thoát vị đĩa đệm hơn 1 năm rồi. Vậy em nên điều trị bệnh như thế nào ạ? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bệnh thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh thoát vị đĩa đệm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Đĩa đệm cột sống gồm 2 thành phần chính là nhân nhầy ở giữa và lớp vòng sợi bên ngoài. Đĩa đệm chêm lót giữa 2 đốt sống, giúp cho các chuyển động cúi, ngửa, xoay, nghiêng… của cột sống được thực hiện linh hoạt và trơn tru hơn.

Đĩa đệm bị thoái hóa hoặc tổn thương là nguyên nhân khiến cho khối nhân nhầy bên trong vượt ra ngoài vòng sợi và chèn ép vào ống sống, rễ thần kinh, gây ra những biểu hiện đau, dị cảm, tê bì, yếu cơ, teo cơ… Đĩa đệm một khi đã thoát vị thường sẽ không bao giờ có thể trở lại được vị trí ban đầu, trừ khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, chế độ tập luyện, sinh hoạt đúng cách có thể giúp cho bệnh ngưng tiến triển và giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Các phương pháp tập yoga, massage, châm cứu hoặc tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của kỹ thuật viên đề có tác dụng rất tốt đối với bệnh.

Trong sinh hoạt, ban nên chú ý luôn giữ cột sống ở thế thẳng, không nên ngồi lâu, hạn chế khiêng vác nặng. Đặc biệt không nên cúi lưng bê vật nặng, cần uống nhiều nước mỗi ngày, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên tập thể dục.

Nếu triệu chứng của thoát vị đĩa đệm không thuyên giảm mà ngày càng nghiêm trọng thì nên khám chuyên khoa Thần kinh để được can thiệp đúng thời điểm bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.

Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc để giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ. Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập đặc biệt làm lưng khỏe hơn và giảm đau. Khi thuốc và vật lý trị liệu không cải thiện được tình trạng bệnh, bác sĩ có thể thử chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn có thể cần đến phẫu thuật nếu các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra bạn có thể tham khảo chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y để mau hết bệnh.

Bạn có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:

- Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
- Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
- Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
- Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X