Hotline 24/7
08983-08983

Đi du lịch cần chuẩn bị những loại thuốc gì?

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.

Các loại thuốc giảm đau, hạ nhiệt

Khi đi chơi xa, đặc biệt khi trong đoàn có trẻ em. Thuốc thường dùng và tương đối an toàn hiện nay là Paracetamol như Acemol, Efferalgan, Panadol... Chuẩn bị sẵn các dạng thuốc thích hợp cho từng đối tượng, ví dụ gói bột hay viên hàm lượng thấp 80-150 mg cho trẻ nhỏ nặng 5-10 kg, viên 325 mg cho trẻ lớn khoảng 25-30 kg, viên 500 mg cho trẻ trên 30 kg và người lớn... Thuốc được dùng 4-6 lần mỗi ngày cách nhau ít nhất 4 giờ.

chuan-bi-thuoc-gi-khi-di-du-lich
Thuốc dùng khi ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, thuốc trị tiêu chảy hay nôn ói

Berberin, điều chế từ cây vàng đắng của y học cổ truyền, có thể tương đối an toàn ở cả nguời lớn và trẻ em. Chuẩn bị thêm một lọ than hoạt (Carbogastryl, Carbophos...) có tác dụng hút hơi, chống đầy bụng, vài gói men vi sinh (L-Bio, Lacteolfort, Biofidine...).

Các loại thuốc cầm tiêu chảy hay chống nôn ói không nên tự ý dùng, nhất là với trẻ em vì tuy làm giảm triệu chứng tiêu chảy nhanh nhưng phân cùng với các độc tố không thoát ra ngoài được, ứ đọng trong lòng ruột có thể gây nguy hiểm. Những người hay bị say tàu xe nên chuẩn bị thêm thuốc chống say như Nautamin hay Stugeron.

Thuốc điều trị dị ứng, mẩn đỏ, ngứa

Với trẻ em, chuẩn bị sẵn xi-rô Phenergan hoặc các loại kháng dị ứng thông thường như Polaramin, Chlopheniramin nhưng dễ gây buồn ngủ lừ đừ. Người lớn có thể dùng các dạng kháng dị ứng mới như Histalong, Cetirizine... Thường chỉ cần dùng 1 viên mỗi ngày và không gây buồn ngủ.

Các loại bông gòn, băng gạc, các dung dịch tẩy trùng như cồn, nước oxy già, cồn iốt

Đề phòng trường hợp té ngã, xây xát và đương nhiên, với những người có bệnh mãn tính cần dùng thuốc thường xuyên như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... thì thuốc là phần không thể thiếu trong chuyến đi, thậm chí quan trọng hơn cả thức ăn và những đồ đạc khác.

Thuốc chống say tàu xe

Thuốc chống nôn phải được chuẩn bị mua trước. Dạng viên uống thường là thuốc kháng histamin ở thụ thể H1, ngoài điều trị dị ứng còn có tác dụng chống nôn (như Dimenhydrinat, Diphenhydramin, Cinnarizin...). Cần uống 30-60 phút trước khi lên tàu xe để thuốc có đủ thời gian tan trong dạ dày, giải phóng hoạt chất và hấp thu vào máu phát huy tác dụng.

Hiện nay đã có loại thuốc chống nôn dạng băng dán, dùng dán lên vùng da sau tai (tên biệt dược Scopoderm TTS chứa hoạt chất Scopolamin). Với dạng băng dán, cần dán lên da sau tai từ 6-12 giờ trước khi lên tàu xe; Vì thuốc cho tác dụng toàn thân bằng cách phóng thích hoạt chất xuyên qua da nên phải có đủ thời gian để thấm vào máu của hệ tuần hoàn chung và phát huy tác dụng chống nôn.

Ngoài ra cần mang theo một số loại thuốc như:

- Kem chống nắng, chống nứt môi, chống dị ứng … (tùy nơi đến)

- Kem chống côn trùng/bôi sau khi bị côn trùng cắn/đốt (tùy nơi đến)

- Kem chống dị ứng da

- Vitamins

- Thuốc/biện pháp tránh thai

Những lưu ý trước khi lên tàu xe

- Tránh ăn hoặc uống quá nhiều trước khi lên tàu xe.

- Tìm chỗ ngồi có sự thông khí, tốt nhất là ở phía trước xe gần chỗ tài xế, để đầu tựa vào nơi tương đối ổn định, tránh không để đầu gục gặc. Không nên đọc sách, báo khi tàu xe đang chạy mà tốt nhất nên nhắm mắt. Sở dĩ cần thực hiện những điều vừa kể vì nguyên nhân say tàu xe thực chất là vì bộ phận tai trong (ốc tai tiền đình) bị kích thích do sự cảm nhận giữa tai và mắt về sự chuyển động (của tàu xe) không tương hợp. Nhất là khi chuyển động của tàu xe có vận tốc không đều, ngoằn ngoèo rất dễ gây buồn nôn và nôn.

Nếu nơi ta đến thuộc vùng cao nguyên có khí hậu mát lạnh (như Ðà Lạt, Sa-pa...), nên lưu ý chuẩn bị đủ quần áo mặc ấm. Nếu dự định dạo chơi ngoài trời thì cần mang theo mũ che nắng.

Ngoài ra trong thời gian đi du lịch, cần quan tâm đến vấn đề ăn uống hợp vệ sinh. Dọc đường đi nên mang theo nước uống đóng chai và nếu ăn, nên chọn những quán ăn sạch sẽ, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Không nên ăn quà vặt dọc đường, nhất là những thứ không được gói đậy kỹ, bị ruồi bu, khói bụi bay vào. Tốt nhất chỉ nên dùng các loại thức ăn nấu chín, hạn chế dùng những thức ăn sống như rau thơm, dưa chua...

Theo TH - Sức khỏe cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X