Hotline 24/7
08983-08983

Chăm sóc, điều trị bệnh hô hấp khoa học và hiệu quả cho trẻ em

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh hô hấp, trong đó chủ yếu do viêm  phổi. Mỗi trẻ trung bình mắc các bệnh lý về hô hấp khoảng 4-6 lần mỗi năm.

Những ngày này ở Việt Nam đang là thời điểm giao mùa xuân hè, miền Bắc thời tiết nồm ẩm rất khó chịu, còn Nam bộ thì nắng rát, thỉnh thoảng có cơn mưa trái mùa sẽ khiến cho trẻ nhỏ đối diện với nhiều căn bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là những bệnh về hô hấp như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản cấp, hen suyễn...
 
Giao mùa xuân hè bệnh hô hấp ở trẻ có nguy cơ gia tăng mạnh

Vì vậy đây cũng là thời điểm mà các mẹ có con nhỏ rất lo lắng và quan tâm cách để chăm sóc, điều trị hiệu quả bệnh hô hấp cho trẻ, đồng thời làm sao để không mắc các sai lầm khiến bệnh hô hấp của trẻ nặng thêm hoặc tái diễn. Các mẹ hãy cùng tham khảo phương pháp của các bác sĩ nhi khoa sau đây để có biện pháp phù hợp cho con mình nhé!

Chăm sóc và điều trị trẻ mắc bệnh hô hấp tại nhà

Với các trường hợp nhẹ và không có biến chứng, cần cho trẻ ăn uống bình thường, tránh kiêng cữ quá mức, tăng cường rau xanh và cho trẻ uống nhiều nước hoa quả. Có thể dùng những thuốc hạ sốt thông thường như: Panadol, Efferalgan, Tylenol… kết hợp với dùng nước ấm lau mát để hạ sốt cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và làm thông mũi bé trước khi cho ăn, cho bú.
 
Trẻ bị viêm hô hấp nhẹ có thể chăm sóc, chữa trị tại nhà

Trường hợp bé ho có thể cho bé uống thuốc ho dạng thảo dược để làm dịu cơn ho, các thuốc ho dạng khác cần sự chỉ định của bác sĩ. Theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn... Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt…

Không lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ

Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ có thể do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra. Hơn 2/3 trường hợp viêm đường hô hấp trên là do vi rút. Và nhiều trường hợp viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi được các bệnh viện ghi nhận đều là do vi rút. Lúc này kháng sinh không có tác dụng trong điều trị mà còn có thể gây thêm nhiều tác dụng phụ cho trẻ.

Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng kháng sinh khi con bị viêm đường hô hấp. Nếu viêm đường hô hấp nặng, trẻ nên được đưa tới bệnh viện để xác định nguyên nhân chính xác và để được bác sĩ chỉ định loại kháng sinh phù hợp.

Một số sai lầm khi sử dụng thuốc ho mẹ cần tránh

Hầu hết các bệnh đường hô hấp đều kèm theo triệu chứng ho. Sau đây là một số sai lầm phổ biến trong lựa chọn thuốc ho cho trẻ mẹ cần tránh:

-  Lựa chọn “si rô ho” bất kỳ cho trẻ: Si rô ho có rất nhiều loại khác nhau và được dùng trong các trường hợp bệnh lý ho khác nhau, vì vậy cần quan sát, theo dõi triệu chứng ho cụ thể của trẻ để lựa chọn siro ho thích hợp.

Trường hợp ho do dị ứng: thuốc trị ho thích hợp là thuốc chống dị ứng dạng si rô, tuy nhiên lưu ý kháng histamine khuyến cáo không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Ho do cúm virus: có thể dùng thuốc ho thảo dược giúp giảm ho, không dùng kháng sinh trị ho.

Ho do viêm đường hô hấp: nên dùng thuốc ho thảo dược tiêu đàm - chống co thắt phế quản - giảm ho thảo dược. Ho do hen suyễn: thuốc ho thảo dược tiêu đàm - chống co thắt phế quản - giảm ho thảo dược có thể giúp bé dễ thở hơn, bên cạnh tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị hen suyễn của bác sĩ.

- Lựa chọn thuốc ức chế ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Thuốc trị cảm - ho tây y không phải là lựa chọn ưu tiên của các bác sĩ nhi khoa, khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Nhóm thuốc này bao gồm: Thuốc giảm ho trung ương chứa codein, dextromethorphan:  làm khô, quánh và ứ đọng dịch nhầy (đờm) trong đường hô hấp đồng thời làm mất phản xạ ho, dẫn đến khó thở, suy hô hấp thậm chí ngừng thở ở trẻ sơ sinh; Thuốc long đờm: trẻ nhỏ dưới một tuổi khi đang bị tăng tiết đờm, nhiều ran ẩm, ran nổ ở phổi nếu dùng thuốc long đờm sẽ đẩy viêm phổi nặng hơn; Thuốc kháng histamine: làm quánh dịch tiết, có thể gây xẹp phế nang và nhiều tác dụng phụ như đau đầu, khô miệng, rối loạn thị giác…


Cha mẹ nên lưu ý lựa chọn sử dụng si rô ho cho trẻ nhỏ

- Lựa chọn thuốc ho người lớn cho trẻ em: Khả năng chuyển hóa thuốc qua gan, thải trừ thuốc qua thận của trẻ em chưa được hoàn thiện như người lớn. Vì vậy trẻ thường đáp ứng mạnh hơn, “nhạy cảm” hơn với các thuốc có tác dụng thần kinh trung ương. Mẹ cần biết rằng trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ” vì vậy không chia liều hoặc giảm liều thuốc ho của người lớn để dùng cho trẻ em. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ lưu ý thuốc ho được chọn phải có chỉ định, liều dùng được ghi trên nhãn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Lựa chọn thực phẩm chức năng “điều trị” ho cho trẻ: Thuốc và thực phẩm chức năng có thể chứa cùng một hoạt chất là 1 loại thảo dược nhưng thuốc thường được nghiên cứu tác dụng và an toàn trên lâm sàng đầy đủ, kỹ lưỡng trong thời gian dài. Mẹ lưu ý thực phẩm chức năng hiếm khi được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều trị ho do viêm đường hô hấp cần điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng thì mới hiệu quả.

Khi đường hô hấp bị viêm, thường có xuất tiết chất nhầy (đờm) và phế quản bị co thắt gây cản trở hô hấp. Lúc này Trung tâm ho ở thần kinh trung ương nhận được tín hiệu và lập tức gây ho để tống các vật cản, giúp lưu thông không khí và bảo vệ đường thở. Vì vậy để giảm ho hiệu quả do viêm đường hô hấp thường phải sử dụng liệu pháp tiêu nhầy (đờm), chống co thắt phế quản kết hợp.

Do tần suất sử dụng thuốc ho trung bình ở trẻ em khá cao nên cần lưu ý lựa chọn thuốc ho an toàn cho trẻ nhỏ khi sử dụng lâu dài. Mẹ có thể tham khảo thông tin về các nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả, an toàn của thuốc để yên tâm sử dụng cho trẻ.

Thuốc ho Prospan ® sản xuất bởi Engelhard Arzneimittel, CHLB Đức - Nhập khẩu và phân phối chính thức tại Việt Nam bởi Tập đoàn Dược phẩm SOHACO - số 5 - Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội.

Prospan ® là thuốc ho thảo dược được chứng minh khoa học về cơ chế tác dụng và nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả và an toàn trên trẻ nhỏ. Tại Việt Nam, Prospan ® là lựa chọn của bác sĩ cũng như nhiều bà mẹ để điều trị ho cho trẻ trong nhiều năm qua. Thông tin chi tiết xem thêm tại website: http://prospan.com.vn/ Hoặc facebook: SiroHoProspan.VietNam.


Hoạt chất: Cao khô lá thường xuân (Hederae helicis folii extractum siccum) Chiết xuất Lá thường xuân theo quy trình đặc biệt của EA (Engelhard Arzneimitel GmbH&Co.KG, CHLB Đức).

Chỉ định: Viêm đường hô hấp cấp có kèm theo ho, dùng để điều trị triệu chứng trong các bệnh lý viêm phế quản mãn tính.

Chống chỉ định: Những trường hợp bất dung nạp fructose.

Thận trọng: Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng: Bé sơ sinh, bé nhỏ (dưới 6 tuổi): 2,5 ml x 3 lần/ ngày; Bé ở độ tuổi đi học (6 - 9 tuổi) và thiếu niên (> 10 tuổi): 5ml x 3 lần/ngày; Người lớn: 5 - 7,5 ml x 3 lần/ngày. Lắc kỹ trước khi sử dụng. Để thuốc xa tầm tay Bé em. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.


Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X