Hotline 24/7
08983-08983

Đau gót chân, biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị đau gót chân phần dưới điểm bám gân gót và xương gót khoảng 1cm, ấn vào đau nhói và đau xung quanh xương gót. Chân phải đau nhiều hơn bên trái, khi chạy hay vận động nhiều là ngủ dậy đau nhiều. Đã chụp phim Xquang kết quả bình thường. Xin hỏi em bị bệnh gì và cần làm xét nghiệm gì để ra bệnh?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Đau gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau gót chân thường do viêm gân gan chân, do thoái hóa vì sử dụng quá nhiều hoặc chấn thương... Đau gót chân đôi khi cũng là triệu chứng của một số bệnh như viêm bao hoạt dịch gân gót, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, chấn thương vùng gan chân... Phim Xquang chủ yếu khảo sát phần xương, và kết quả không có nứt gãy xương, không trật khớp, không gai xương là tốt, nhưng phim Xquang không khảo sát được rõ phần gân cơ, bao hoạt dịch...

Do đó, em cần khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp, sau khi thăm khám nếu rõ các dấu hiệu rồi thì bác sĩ không cần thêm xét nghiệm nữa mà chẩn đoán và điều trị luôn cho em, khi đi khám nhớ mang theo các xét nghiệm đã làm, em nhé.

Song song đó, em cần chú ý chọn loại giày dép thích hợp (vừa chân, đế êm, đế bằng), hạn chế đi lại quá nhiều và đứng lâu, không để thừa cân, béo phì, xoa bóp chân vào buổi tối với dầu nóng sẽ hỗ trợ điều trị rất nhiều.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau vùng mặt sau gót chân hay gặp nhất là viêm gân gót hoặc viêm bao hoạt dịch gân gót. Viêm gân gót hay gặp ở những người vận động với cường độ cao hoặc gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt những người trước kia là vận động viên. Khi đó gân gót bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách làm gân gót mất tính mềm dẻo, trở nên thoái hóa, có những tổn thương rách nhỏ do đó dễ bị viêm, thậm chí đứt gân. Những yếu tố thuận lợi khác dễ gây viêm gân gót như thay đổi giày đi, thay đổi chế độ luyện tập, ví dụ tăng lượng vận động.

Về điều trị: ngưng những hoạt động gây đau, chườm đá tại chỗ, tập bài kéo giãn cơ bắp chân và mắt cá, đi giày dép có tác dụng nâng gót ở cả hai chân và có phần cứng bảo vệ gót chân, vật lý trị liệu như nhiệt nóng bằng paraffin, túi chườm, hồng ngoại, sóng ngắn.

Một trong những nguyên nhân khác gây đau gót chân là do chấn thương trực tiếp tại vùng gan chân do đi trên nền cứng không bằng phẳng, dẫm phải sỏi đá... làm tổn thương trực tiếp lên mô mỡ đệm ở gan chân. Thường chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là hết, thuốc giảm đau thông thường hay chống viêm giảm đau cũng có tác dụng tốt.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X